Nguyễn Minh Phú (áo đen, bên trái), đồng sáng lập nhóm cứu hộ rắn Viet Snake Rescuer (VSR), tổ chức các chương trình xem rắn đêm để gây quỹ cứu hộ, tái thả rắn. Nhóm đã thực hiện một số chương trình với sự cho phép của các vườn quốc gia, khu bảo tồn ở Kiên Giang, Lâm Đồng, Đồng Nai với khách chủ yếu người nước ngoài.
Gần đây, nhóm tiếp tục tổ chức chương trình xem rắn ở Hà Nội với địa điểm dưới chân cầu Long Biên, khu vực có loài rắn hổ mang Trung Quốc sinh sống. Trước khi bắt đầu, người tham gia được yêu cầu chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị như đèn pin, móc rắn và cần mặc quần dài để đảm bảo an toàn.
Trong hình là Phú, John và Jonas (lần lượt từ trái qua) đang kiểm tra đồ trước chuyến tìm rắn lúc 20h, hôm 23/11.
Nguyễn Minh Phú (áo đen, bên trái), đồng sáng lập nhóm cứu hộ rắn Viet Snake Rescuer (VSR), tổ chức các chương trình xem rắn đêm để gây quỹ cứu hộ, tái thả rắn. Nhóm đã thực hiện một số chương trình với sự cho phép của các vườn quốc gia, khu bảo tồn ở Kiên Giang, Lâm Đồng, Đồng Nai với khách chủ yếu người nước ngoài.
Gần đây, nhóm tiếp tục tổ chức chương trình xem rắn ở Hà Nội với địa điểm dưới chân cầu Long Biên, khu vực có loài rắn hổ mang Trung Quốc sinh sống. Trước khi bắt đầu, người tham gia được yêu cầu chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị như đèn pin, móc rắn và cần mặc quần dài để đảm bảo an toàn.
Trong hình là Phú, John và Jonas (lần lượt từ trái qua) đang kiểm tra đồ trước chuyến tìm rắn lúc 20h, hôm 23/11.
Việc tìm rắn vào mùa khô không dễ như những tháng mùa mưa. Do đó, một thành viên của nhóm cứu trợ sẽ đi thăm dò trước địa điểm xuất hiện rắn bằng xe máy.
Nhóm VSR thành lập từ năm 2022, hình thức phi lợi nhuận, hiện tại có 8 thành viên. Hoạt động chính của nhóm là cứu hộ rắn và đem thả về môi trường tự nhiên phù hợp dưới sự đồng ý của khu bảo tồn hoặc vườn quốc gia. Đại diện nhóm nói du khách yêu thích trải nghiệm chủ yếu tự liên hệ sau khi tìm kiếm thông tin về hoạt động giải cứu rắn. Loại hoạt động này có nhiều ở nước ngoài nhưng còn mới mẻ ở Việt Nam.
Việc tìm rắn vào mùa khô không dễ như những tháng mùa mưa. Do đó, một thành viên của nhóm cứu trợ sẽ đi thăm dò trước địa điểm xuất hiện rắn bằng xe máy.
Nhóm VSR thành lập từ năm 2022, hình thức phi lợi nhuận, hiện tại có 8 thành viên. Hoạt động chính của nhóm là cứu hộ rắn và đem thả về môi trường tự nhiên phù hợp dưới sự đồng ý của khu bảo tồn hoặc vườn quốc gia. Đại diện nhóm nói du khách yêu thích trải nghiệm chủ yếu tự liên hệ sau khi tìm kiếm thông tin về hoạt động giải cứu rắn. Loại hoạt động này có nhiều ở nước ngoài nhưng còn mới mẻ ở Việt Nam.
John, người Mỹ, hiện sống ở TP HCM, từng tham gia hành trình xem rắn lục Hòn Sơn trên đảo Hòn Sơn, Kiên Giang cùng VSR nên quyết định tiếp tục tới Hà Nội để xem rắn hổ mang. Ông từng thấy rắn hổ mang ở Hua Hin, Thái Lan nhưng cảm giác xem rắn trong thành phố như Hà Nội khiến John vẫn thấy tò mò.
John, người Mỹ, hiện sống ở TP HCM, từng tham gia hành trình xem rắn lục Hòn Sơn trên đảo Hòn Sơn, Kiên Giang cùng VSR nên quyết định tiếp tục tới Hà Nội để xem rắn hổ mang. Ông từng thấy rắn hổ mang ở Hua Hin, Thái Lan nhưng cảm giác xem rắn trong thành phố như Hà Nội khiến John vẫn thấy tò mò.
Sau khoảng 3 km đi bộ, nhóm tìm thấy con rắn đầu tiên nhưng không phải hổ mang mà là hổ ngựa - loài không có độc. Tuy vậy, rắn hổ ngựa rất dữ, dễ bị kích thích, thường gặp ở đồng bằng và trung du. Chúng thường ẩn trong các hang chuột đã bỏ không, len lỏi trên các bờ rào, bụi cây um tùm, đôi khi trên mái nhà tranh.
Sau khoảng 3 km đi bộ, nhóm tìm thấy con rắn đầu tiên nhưng không phải hổ mang mà là hổ ngựa - loài không có độc. Tuy vậy, rắn hổ ngựa rất dữ, dễ bị kích thích, thường gặp ở đồng bằng và trung du. Chúng thường ẩn trong các hang chuột đã bỏ không, len lỏi trên các bờ rào, bụi cây um tùm, đôi khi trên mái nhà tranh.
Phú cầm con rắn hổ ngựa để Jonas, du khách Đức, chụp hình. Theo anh, nhiều người còn tâm lý sợ rắn, thiếu kiến thức về loài này nên thường chọn giải pháp giết chết, đặt bẫy.
"Cũng khó nói vì không phải ai cũng phân biệt được rắn độc và không độc", Phú nói.
Phú cầm con rắn hổ ngựa để Jonas, du khách Đức, chụp hình. Theo anh, nhiều người còn tâm lý sợ rắn, thiếu kiến thức về loài này nên thường chọn giải pháp giết chết, đặt bẫy.
"Cũng khó nói vì không phải ai cũng phân biệt được rắn độc và không độc", Phú nói.
Sau khoảng 10 phút chụp ảnh, Jonas thả con rắn về lại chỗ ban đầu.
Nam du khách chia sẻ từng xem rắn ở nhiều nơi, chủ yếu trong rừng, khu bảo tồn, nhưng chưa bao giờ nghĩ có thể thấy rắn ở một đô thị nhộn nhịp như Hà Nội. Ở Đức, Jonas không thường thấy rắn, đặc biệt là các loài rắn có độc nên trải nghiệm đi tìm rắn hổ mang khiến anh thích thú.
"Tôi không nghĩ có trải nghiệm thú vị như vậy tại đây", Jonas nói.
Sau khoảng 10 phút chụp ảnh, Jonas thả con rắn về lại chỗ ban đầu.
Nam du khách chia sẻ từng xem rắn ở nhiều nơi, chủ yếu trong rừng, khu bảo tồn, nhưng chưa bao giờ nghĩ có thể thấy rắn ở một đô thị nhộn nhịp như Hà Nội. Ở Đức, Jonas không thường thấy rắn, đặc biệt là các loài rắn có độc nên trải nghiệm đi tìm rắn hổ mang khiến anh thích thú.
"Tôi không nghĩ có trải nghiệm thú vị như vậy tại đây", Jonas nói.
Khoảng 20 phút sau, họ đã thấy một con rắn hổ mang kích thước trung bình ở gần một bụi chuối. "Nhân vật chính" khiến hai vị khách có phần e sợ và ban đầu không dám lại gần. Phú nói tốt hơn không nên tiếp cận những loài rắn độc nếu không có chuyên gia bên cạnh.
Khoảng 20 phút sau, họ đã thấy một con rắn hổ mang kích thước trung bình ở gần một bụi chuối. "Nhân vật chính" khiến hai vị khách có phần e sợ và ban đầu không dám lại gần. Phú nói tốt hơn không nên tiếp cận những loài rắn độc nếu không có chuyên gia bên cạnh.
John đứng xa chụp ảnh trong khi Jonas giữ con rắn.
Một số người dân ngang qua cũng thấy bất ngờ trước mô hình khám phá động vật hoang dã này, đồng thời cho biết từng thấy những con rắn bề ngang "bằng cả bàn tay" trong khu vực.
John đứng xa chụp ảnh trong khi Jonas giữ con rắn.
Một số người dân ngang qua cũng thấy bất ngờ trước mô hình khám phá động vật hoang dã này, đồng thời cho biết từng thấy những con rắn bề ngang "bằng cả bàn tay" trong khu vực.
Phú cầm con rắn hổ mang lên bằng móc chuyên dụng để quan sát và cho John, Jonas có góc chụp tốt hơn. Sau khoảng ba tiếng ở khu vực chân cầu Long Biên, nhóm tìm được thêm một con rắn hổ mang khác.
Thời gian một buổi chụp phụ thuộc vào việc gặp rắn sớm hay muộn. Với việc thấy ba con rắn trong vòng ba tiếng, Phú đánh giá đây là một chuyến thành công.
Phú cầm con rắn hổ mang lên bằng móc chuyên dụng để quan sát và cho John, Jonas có góc chụp tốt hơn. Sau khoảng ba tiếng ở khu vực chân cầu Long Biên, nhóm tìm được thêm một con rắn hổ mang khác.
Thời gian một buổi chụp phụ thuộc vào việc gặp rắn sớm hay muộn. Với việc thấy ba con rắn trong vòng ba tiếng, Phú đánh giá đây là một chuyến thành công.
Vị khách Na Uy tới muộn nhưng vẫn kịp chụp lại con rắn hổ mang.
Sáng hôm sau, Phú cùng nhóm khách tiếp tục tới Sa Pa để tìm hiểu và chụp rắn ở khu vực rừng dãy Hoàng Liên Sơn.
Đại diện VSR cho biết các buổi xem rắn là cơ hội để nâng cao nhận thức cộng đồng về rắn và cách bảo vệ chúng. Anh quan ngại việc bảo tồn kém cùng nạn săn bắt bừa bãi có thể khiến một số loài rắn quý biến mất khỏi Việt Nam, ví dụ rắn lục Hòn Sơn. Tuy khách nước ngoài thích thú trải nghiệm, Phú thừa nhận rất khó để thay đổi nhận thức người Việt vì đa phần sợ rắn.
Trải nghiệm chủ yếu được khách quốc tế tham gia, với chi phí khoảng 180 USD mỗi chuyến.
Vị khách Na Uy tới muộn nhưng vẫn kịp chụp lại con rắn hổ mang.
Sáng hôm sau, Phú cùng nhóm khách tiếp tục tới Sa Pa để tìm hiểu và chụp rắn ở khu vực rừng dãy Hoàng Liên Sơn.
Đại diện VSR cho biết các buổi xem rắn là cơ hội để nâng cao nhận thức cộng đồng về rắn và cách bảo vệ chúng. Anh quan ngại việc bảo tồn kém cùng nạn săn bắt bừa bãi có thể khiến một số loài rắn quý biến mất khỏi Việt Nam, ví dụ rắn lục Hòn Sơn. Tuy khách nước ngoài thích thú trải nghiệm, Phú thừa nhận rất khó để thay đổi nhận thức người Việt vì đa phần sợ rắn.
Trải nghiệm chủ yếu được khách quốc tế tham gia, với chi phí khoảng 180 USD mỗi chuyến.
Tú Nguyễn
Ảnh: Hoàng Giang