62 tuyến phố thuộc trung tâm quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa. Ngoài các tuyến này, hàng rong cũng bị cấm kinh doanh ở nơi có danh lam thắng cảnh; khu vực cơ quan nhà nước, ngoại giao, tổ chức quốc tế; bến tàu, xe, phà và trên các phương tiện vận chuyển... theo quyết định 02 của UBND thành phố.
Hàng rong đã bị khoanh vùng hoạt động. Ảnh: Hoàng Hà |
Theo một lãnh đạo UBND thành phố, tờ trình của liên ngành đã được thảo luận với các quận, huyện và cơ bản được nhất trí. Tuy nhiên, UBND thành phố cần xem xét thêm việc cấm để xe đạp, xe máy trên các tuyến phố thuộc quận Hoàn Kiếm như Hàng Bông, Hàng Gai... vì nhu cầu trông giữ xe của người dân trên những tuyến này rất lớn.
Ngày 19/1, quyết định 02 về quản lý hàng rong bắt đầu có hiệu lực, tuy nhiên, theo ghi nhận của VnExpress, người bán hàng rong vẫn hoạt động bình thường trên những tuyến phố được coi là cấm như quanh hồ Hoàn Kiếm, Nhà hát lớn, ga Hà Nội...
Các tuyến đường dự kiến cấm hàng rong và xe đạp, xe máy: Xuân Thủy, Cầu Giấy, Trần Duy Hưng, Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Chu Văn An, Độc Lập, Hùng Vương, Phan Đình Phùng, Nguyễn Tri Phương, Điện Biên Phủ, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Chùa Một Cột, Ông Ích Khiêm, Bà Huyện Thanh Quan, Lê Trực, Sơn Tây, Thanh Niên, Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Bắc Sơn, Trương Định, Bạch Mai, Phố Huế, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lai, Lê Thạch, Lê Thái Tổ, Bà Triệu, Tràng Tiền, Hàng Khay, Tràng Thi, Hàng Lược, Chả Cá, Hàng Cân, Lương Văn Can, Cát Linh, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Tây Sơn, Nguyễn Huy Tưởng, Trường Chinh, Khương Trung, Tôn Thất Tùng, Phạm Ngọc Thạch, Đào Duy Anh, Chùa Bộc, Thái Hà, Khâm Thiên, Đê La Thành, Mai Xuân Thưởng, Hàng Than, Vạn Phúc, Kim Mã Thượng, Nguyễn Thiếp, Phan Huy Ích, Vạn Bảo, Linh Lang, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Bài. |
Đoàn Loan