Trong lạnh giá của tiết đại hàn nhưng vẫn không đủ để dịu bớt cái nóng đang bùng lên như một vầng lửa trong những người ruột thịt của tôi, khi bệnh tình của tôi trở nên trầm trọng. Thân hình tiều tụy da bọc xương thường co rúm lại khi những cơn đau hành hạ, chân trái nhức nhối do hậu quả của tình trạng di căn gẫy lìa cổ xương đùi và vùng xương chậu những vết rỗ loang lổ. Trên đầu, cái khối u quái ác tức tối căng như bong bóng đầy hơi chỉ chờ có cơ hội là nổ tung ra. Tôi mê man trong đau đớn...
Những lúc như vậy tôi chỉ mong có được một giấc ngủ, một giấc ngủ thật dài để quên đi tất cả những đau đớn do bệnh tật đang tra tấn bản thân mình.
Trên giường bệnh, giữa những cơn tỉnh cơn mê, tôi láng máng nghe được những tiếng nói như từ rất xa vọng lại của những người thân: đau đớn thế này thì không chắc có qua khỏi được không, cầu mong đừng có điều gì bất hạnh xảy ra vào dịp Tết này để gia đình, con cháu được đón Tết, đón xuân cho vui cửa vui nhà...
Những ước mơ thật giản dị, thật thân thương mà tôi thấy nghẹn ngào chua xót. Những mơ ước đã lấy đi không biết bao nhiêu giọt nước mắt của người bạn đời đã bao ngày đêm mòn mỏi, héo hắt trong lo lắng chăm sóc cho tôi, bón cho tôi từng thìa cháo, xoa bóp khi những lúc cơn đau hành hạ thể xác tôi, nhiều khi do mỏi mệt gục ngủ bên thành giường mà vẫn còn đọng lại những giọt nước mắt lăn dài trên gò má.
Tôi được bệnh viện cho về nhà điều trị theo nguyện vọng của gia đình đúng vào ngày 23 tháng Chạp, ngày ông Công ông Táo. Thuốc điều trị trong những ngày về nghỉ Tết là một cơ số giảm đau chủ yếu là móc phin kèm theo đơn về bệnh viện huyện đăng ký mua khi hết thuốc. Thế rồi cái Tết cũng qua đi trong sự lo lắng hồi hộp của gia đình và may mắn đã không có sự cố xảy ra.
Sau 20 ngày nghỉ Tết, gia đình lại chuyển tôi lên bệnh viện để tiếp tục chữa trị trong điều kiện sức khỏe và thể lực suy kiệt. Những cơn đau ngày càng tăng, hy vọng qua khỏi là quá mong manh, ranh giới sinh tử là một khoảng cách rất gần, mọi cố gắng của các bác sĩ đều không mang lại hiệu quả. Hơn 20 ngày sau khi điều trị không có kết quả, các bác sỹ ở bệnh viện đã động viên gia đình đưa tôi về để tiện việc chăm sóc và nếu có mệnh hệ gì thì cũng là nguyện vọng của tôi muốn được trở về gia đình, về với căn nhà nơi đó là tình thương và tất cả những gì thân quen mà tôi đã từng gắn bó.
Tôi được gia đình đưa về trong nỗi buồn thất vọng. Ở quê tôi câu nói cửa miệng: "Bệnh viện đã trả về" có nghĩa là chỉ còn chờ ngày ra đi, nỗi ám ảnh của những người thân trong gia đình nặng trĩu. Tôi mường tượng ra một kết cục rất buồn nếu như điều đó xảy ra với gia đình mình và tự nhủ cho dù sự việc có diễn biến tồi tệ như thế nào thì những nỗi đau mất mát lại chính những người thân ở lại phải chịu đựng.
Rồi tiếp theo là những ngày nằm trên giường bệnh, gia đình chăm sóc, bè bạn thăm hỏi động viên chia sẻ - những tình cảm ấm áp dành tất cả cho tôi với phương châm còn nước, còn tát, dù chỉ là hy vọng rất mỏng manh.
Khi biết mình đã trong tình trạng bạo bệnh, đôi lúc cũng cảm thấy chạnh lòng. Nhớ lại những ngày nằm trong bệnh viện tôi luôn đặt cho mình câu hỏi buông xuôi hay đối mặt với cuộc chiến này? Mình cũng đã từng đối mặt với một cuộc chiến ác liệt mà trước mặt là kẻ thù, là bom đạn và mình đã vượt qua. Còn lần này, kẻ thù không nhìn rõ mặt, nó trực tiếp tàn phá và hủy hoại sức khỏe của mình.
Biết bao suy nghĩ miên man, những hình ảnh, những tấm gương dũng cảm trong chiến tranh và những tấm gương dũng cảm chiến đấu với bệnh tật như nhắc nhở tôi hãy can đảm đối diện và dũng cảm lên. Rồi những ánh mắt, những tình cảm, sự chăm lo tận tình của người thân trong những thời điểm nguy kịch nhất như tiếp thêm nghị lực để mình yên tâm điều trị.
Nhưng đó là một lựa chọn và thử thách gay go, một sự lựa chọn rất gian nan và không hề dễ chút nào khi mà bệnh viện và các bác sĩ đã thực sự bó tay vì bệnh tình đã ở giai đoạn cuối, những diễn biến rất xấu đang đến dần với bản thân, những cơn đau triền miên nhức nhối như cứa đứt từng phần cơ thể, chỉ có những liều móc phin là giải pháp cuối cùng để cắt những cơn đau.
Giữa lúc mọi người kẻ xuôi người ngược tìm tòi mọi cách với tinh thần, có bệnh thì bái tứ phương, bản thân tôi những lúc bớt đau cũng dò tìm trên các trang thông tin tìm vận may được gặp thầy gặp thuốc. Tôi dừng lại trước những thông tin mà đài truyền hình VTV1đưa tin về nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với sản phẩm GHV KSOL. Tôi quyết định dùng thử.
Tôi dịu bớt những cơn đau, gượng dậy làm bạn với chiếc xe lăn, cố gắng xoa bóp cái chân gãy lâu ngày không cử động phù đẫm căng nước. Tôi nín hơi để chịu đựng những cơn đau bởi cử động xoa bóp là cái vết gãy xương đùi cọ vào nhau đâm vào phần cơ, đau đến vã mồ hôi...
Những ngày đầu là những ngày thử thách tôi cố phải chịu đựng và quen dần, tôi đã phần nào cảm nhận được những tác dụng của sản phẩm, đã có những giấc ngủ được vài tiếng trong đêm, cảm giác ăn uống thấy ngon miệng, không nôn ói đắng chát như trước.
Tôi đã cố gắng tự mình vịn vào thành giường để đứng lên, lần từng bước tập đi. Thấy khả năng và chuyển biến tốt nên tôi quyết định mua đôi nạng để cố gắng vượt lên. Những bước đi ban đầu với đôi nạng là vô cùng khó khăn, cái chân gãy không chịu theo sự điều chỉnh của cặp nạng, nhiều khi xiêu vẹo muốn té ngã... Kiên trì tập luyện, uống KSOL đều đặn mỗi ngày, tôi đã dần bỏ lại được chiếc xe lăn đầy duyên nợ, dần làm bạn với đôi nạng để có thể chủ động trong sinh hoạt sau này.
Tháng tám năm ngoái, tôi đã đi kiểm tra khám lại sức khỏe, khối u tuyến yên đã không còn, các ổ di căn hoàn toàn ổn định, sức khỏe hoàn toàn hồi phục. Tôi và gia đình vô cùng hạnh phúc, bạn bè đến chia vui, chúc mừng tai qua nạn khỏi trong niềm vui khôn tả. Khi có đủ sức khỏe, cuối năm ngoái, với đôi nạng làm bạn đồng hành, tôi đã thực hiện chuyến đi trải nghiệm du lịch đất phương Nam gần một tháng rưỡi trời từ Sài Gòn, Đồng Nai, Lâm Đồng và ra đảo Phú Quốc, chuyến đi thành công, an toàn trong niềm vui chung của gia đình và bè bạn.
Đầu năm nay cũng với đôi nạng, một mình rong ruổi ngược lên miền Tây Bắc, Yên Bái, Lào Cai, Sa Pa và tôi đã được chính thức đặt chân lên đỉnh Fansipan - nóc nhà Đông Dương, một việc làm mà trước đây tôi chưa bao giờ dám mơ về điều đó.
Ung thư chưa hẳn là tuyệt vọng. Ung thư không ghê gớm như nhiều người vẫn nghĩ. Ung thư không phải là bản án cuối cùng để kết thúc một cuộc sống của con người. Tôi đã trải qua những tháng năm nghiệt ngã và đau đớn của bệnh tật, đối mặt với một cuộc chiến cam go, đã chứng kiến tận mắt sự ra đi của không ít người đồng bệnh. Những đau đớn ấy, mất mát ấy để lại cho mọi người thấy được rằng cuộc sống này quí giá đến nhường nào.
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi mong rằng những dòng tâm sự sẽ là những sẻ chia với những người đồng bệnh. Tôi cũng nghiệm ra một điều, để vượt qua cuộc chiến với căn bệnh ung thư không thể thiếu được một tinh thần lạc quan, một nghị lực kiên cường để vượt qua bệnh tật.
Trái đất này có muôn vàn sự sống, sự sống nào cũng đẹp và có những giá trị riêng. Giữa bùn đen đầm lầy những búp sen hồng vẫn vươn lên hướng về phía mặt trời cho những đoá sen thơm ngào ngạt. Giữa rừng sâu hẻo lánh dù bám trên khe đá hay len lỏi dưới những tán cây cổ thụ che phủ những giò phong lan vẫn ngát hương hướng về phía mặt trời khoe sắc cho ta những cánh hoa lan tuyệt đẹp. Mỗi chúng ta đều đang có một cuộc sống tuyệt vời - đó là tình yêu, sự đùm bọc của đồng loại, hãy trân quý cuộc sống tươi đẹp này để luôn có những nụ cười giống như những đoá hoa vươn lên hướng về phía mặt trời, để cuộc sống ngày thêm tươi đẹp.
Vũ Huy Chương (Xóm 2, xã Kim Hải, huyện Kim Sơn, Ninh Bình)