Trò chơi có thể kích thích sự truyền tín hiệu giữa các nơ-ron thần kinh. Một nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng sự kích thích từ môi trường bao gồm các trò chơi có thể làm tăng IQ từ 20 điểm đến 40 điểm nhờ vào việc gia tăng mạng lưới tế bào thần kinh trong não bộ (Hunt, 1997).
Đối với trẻ nhỏ, những trò chơi giúp phát triển thị lực rất cần thiết. Vì thị lực chính là thước đo cho sự phát triển trí não trong những năm đầu đời. Ngoài ra, những trò chơi như "ú òa" cũng có thể giúp bé học được cách giải quyết vấn đề từ sớm. Khi vui chơi bé cũng có thể học và phát triển nhiều kỹ năng giúp bé thông minh hơn.
Vui chơi với những bé khác cũng làm phát triển kỹ năng điều hành, xã hội của trẻ, làm giàu thêm tinh thần và cảm xúc cho bé, đồng thời phát huy được sự hợp tác của bé với những người cùng chơi. Tất cả những kỹ năng này có thể dự đoán được khả năng thích nghi khi con bạn lớn hơn.
Một số trò chơi giúp bé "chơi mà học":
- Đuổi bắt thú bông: bé rất thích những con thú bông nhỏ nhắn, nhiều màu sắc biết chuyển động. Vì vậy mẹ hãy treo thật nhiều thú bông dễ thương trước mặt bé, gợi ý để bé dùng tay túm lấy chúng. Lần sau, mẹ lại treo những món đồ chơi này trước mặt bé, nhưng chuyển động qua lại khiến bé khó lấy. Bé sẽ thích thú với trò chơi thử thách này. Đồng thời, bé sẽ tập trung quan sát các con thú bông, quan sát cách bố mẹ lấy chúng. Từ đó, con bạn sẽ ghi nhớ những hành động này, sau đó tìm cách để với được những con thú bông treo trước mặt và cười thích thú khi "tóm" được. Trò chơi này còn giúp bé luyện tập phản xạ của tay và mắt rất tốt, rèn luyện cho bé khả năng vượt qua thử thách.
- "Mũi con đâu, mắt con đâu…": Mẹ hãy cùng bé chơi trò tìm ra các bộ phận trên cơ thể của bé. Mẹ chỉ vào từng phần trên cơ thể của bé và hỏi "Mũi của con đâu?", "Mắt của con đâu", "Đầu của con đâu"... Chỉ sau vài lần, bé sẽ hứng thú chỉ đúng vào phần mẹ hỏi. Khi mẹ chơi cùng bé trò này, bé sẽ tập trung quan sát lúc mẹ chỉ vào từng bộ phận trên cơ thể của bé, và bé ghi nhớ vị trí đó là mũi, là miệng, là mắt… Sau vài lần, mẹ chỉ cần hỏi "mũi của con đâu", "mắt của con đâu" là bé tự chỉ vào chính xác bộ phânh đó. Đây chính là khả năng xử lý tình huống của bé. Trò chơi này còn giúp bé luyện tập khả năng phán đoán, nhớ được các bộ phận cơ thể của mình.
- Bên cạnh đó, mẹ có thể đưa bé đến khu trò chơi tại sự kiện Enfa A+ Brain Expo. Những hoạt động vui chơi trong ngày hội cũng sẽ giúp bé phát huy sức mạnh trí não.
Ngày 2-4/8, ngày hội dành cho mẹ và bé mang tên "Enfa A+ Brain Expo - Cùng Enfa A+ khám phá sức mạnh trí não" do Mead Johnson tổ chức sẽ diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Tân Bình (TP HCM). Đến tham gia ngày hội, bên cạnh việc khám phá cấu trúc kỳ diệu của não bộ, bé sẽ được tham gia các trò chơi kích thích trí thông minh, đòi hỏi bé tập trung, ghi nhớ và xử lý tình huống. Thông tin chi tiết tham khảo tại website: www.giadinhenfa.com.vn, fanpage: www.facebook.com/giadinhenfa hoặc gọi điện cho đường dây nóng: 19006602. |
Bích Ngọc