Lịch sử ghi lại, Trấn Hải Thành trước đây có tên Trấn Hải Đài được xây dựng vào năm 1813, thời vua Gia Long, nhằm canh phòng, bảo vệ hải phận biển Thuận An (Thừa Thiên Huế). Để xây dựng, nhà Nguyễn huy động hàng trăm binh sĩ dưới sự giám sát thi công của quan đại thần Nguyễn Đức Xuyên.
Lịch sử ghi lại, Trấn Hải Thành trước đây có tên Trấn Hải Đài được xây dựng vào năm 1813, thời vua Gia Long, nhằm canh phòng, bảo vệ hải phận biển Thuận An (Thừa Thiên Huế). Để xây dựng, nhà Nguyễn huy động hàng trăm binh sĩ dưới sự giám sát thi công của quan đại thần Nguyễn Đức Xuyên.
Trấn Hải Thành được xây dựng bằng gạch vồ theo hình tròn với chu vi 302 m, thành cao 4,4 m. Trấn Hải Thành gồm các bộ phận chính như phòng thành, pháo đài, giác bảo, ụ súng, tường bắn, hào...
Trấn Hải Thành được xây dựng bằng gạch vồ theo hình tròn với chu vi 302 m, thành cao 4,4 m. Trấn Hải Thành gồm các bộ phận chính như phòng thành, pháo đài, giác bảo, ụ súng, tường bắn, hào...
Để tăng khả năng phòng thủ, nhà Nguyễn bố trí quanh mặt thành 99 ụ súng. Ở phía bên ngoài chân thành có thêm hệ thống hào bao với chiều rộng 9 m, sâu 2,4 m.
Để tăng khả năng phòng thủ, nhà Nguyễn bố trí quanh mặt thành 99 ụ súng. Ở phía bên ngoài chân thành có thêm hệ thống hào bao với chiều rộng 9 m, sâu 2,4 m.
Dấu tích một ụ súng trên bề mặt thành. Các vua nhà Nguyễn rất coi trọng Trấn Hải Thành, vì vừa là pháo đài trấn ải vùng biển, vừa là nơi nhà vua theo dõi các cuộc tập trận của thủy binh. Vào các năm 1830, 1831, 1832, vua Minh Mạng đã cho tu bổ Trấn Hải Đài và đến năm 1834, nhà vua đổi tên thành Trấn Hải Thành. Hiện nay, ba chữ Trấn Hải Thành được khắc trên đá thanh hình chữ nhật gắn ở cổng phía nam thành còn nguyên vẹn.
Dấu tích một ụ súng trên bề mặt thành. Các vua nhà Nguyễn rất coi trọng Trấn Hải Thành, vì vừa là pháo đài trấn ải vùng biển, vừa là nơi nhà vua theo dõi các cuộc tập trận của thủy binh. Vào các năm 1830, 1831, 1832, vua Minh Mạng đã cho tu bổ Trấn Hải Đài và đến năm 1834, nhà vua đổi tên thành Trấn Hải Thành. Hiện nay, ba chữ Trấn Hải Thành được khắc trên đá thanh hình chữ nhật gắn ở cổng phía nam thành còn nguyên vẹn.
Ngoài việc đổi tên Trấn Hải Đài thành Trấn Hải Thành, vua Minh Mạng cho xây dựng thêm một tòa lầu với tên gọi là Quan Hải Lâu dùng để quan sát theo dõi mặt biển. Từ vị trí Quan Hải Lâu có thể quan sát tàu bè qua lại ngoài khơi, ra vào cửa khẩu với một góc rộng và bán kính khá xa. Các vua Nguyễn thường về Trấn Hải Thành ngồi trên lầu Quan Hải để duyệt các cuộc tập trận của thủy quân.
Ngoài việc đổi tên Trấn Hải Đài thành Trấn Hải Thành, vua Minh Mạng cho xây dựng thêm một tòa lầu với tên gọi là Quan Hải Lâu dùng để quan sát theo dõi mặt biển. Từ vị trí Quan Hải Lâu có thể quan sát tàu bè qua lại ngoài khơi, ra vào cửa khẩu với một góc rộng và bán kính khá xa. Các vua Nguyễn thường về Trấn Hải Thành ngồi trên lầu Quan Hải để duyệt các cuộc tập trận của thủy quân.
Một hầm được cho là chứa lương thực, vũ khí được xây dựng bằng gạch vồ bên trong còn giữ nguyên vẹn. Mặc dù xây dựng kiên cố và khoa học, nhưng năm 1883 trước sức mạnh vũ khí của Pháp, quan quân nhà Nguyễn trấn giữ Hải Thành đã thất thủ sau 3 ngày 3 đêm chiến đấu.
Một hầm được cho là chứa lương thực, vũ khí được xây dựng bằng gạch vồ bên trong còn giữ nguyên vẹn. Mặc dù xây dựng kiên cố và khoa học, nhưng năm 1883 trước sức mạnh vũ khí của Pháp, quan quân nhà Nguyễn trấn giữ Hải Thành đã thất thủ sau 3 ngày 3 đêm chiến đấu.
Để tưởng nhớ những nghĩa sĩ đã tử trận tại Trấn Hải Thành, người dân địa phương lập một am thờ bên trong.
Để tưởng nhớ những nghĩa sĩ đã tử trận tại Trấn Hải Thành, người dân địa phương lập một am thờ bên trong.
Những phiến đá thời nhà Nguyễn còn nhiều trong khuôn viên Trấn Hải Thành. Sau nhiều năm chiến tranh, ngoài hệ thống thành còn nguyên vẹn, hệ thống hào thành chỉ còn lại một số dấu tích nhỏ.
Những phiến đá thời nhà Nguyễn còn nhiều trong khuôn viên Trấn Hải Thành. Sau nhiều năm chiến tranh, ngoài hệ thống thành còn nguyên vẹn, hệ thống hào thành chỉ còn lại một số dấu tích nhỏ.
Một đường hầm xây bằng gạch vồ nằm bên ngoài Trấn Hải Thành.
Sau khi thống nhất đất nước, Trấn Hải Thành được dùng làm doanh trại đóng quân của Bộ đội biên phòng cửa khẩu Thuận An. Hiện nay, các hạng mục công trình đã xuống cấp nghiêm trọng.
Sau khi thống nhất đất nước, Trấn Hải Thành được dùng làm doanh trại đóng quân của Bộ đội biên phòng cửa khẩu Thuận An. Hiện nay, các hạng mục công trình đã xuống cấp nghiêm trọng.
Cổng phía nam hướng ra phá Tam Giang vẫn còn giữ được kiến trúc ban đầu. Năm 1998, Trấn Hải Thành được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia và từ năm 1993 Trấn Hải Thành đã nằm trong Quần thể di tích cố đô Huế. Nhưng cho đến nay, pháo đài này gần như bị lãng quên, nhiều hạng mục chưa được trùng tu.
Cổng phía nam hướng ra phá Tam Giang vẫn còn giữ được kiến trúc ban đầu. Năm 1998, Trấn Hải Thành được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia và từ năm 1993 Trấn Hải Thành đã nằm trong Quần thể di tích cố đô Huế. Nhưng cho đến nay, pháo đài này gần như bị lãng quên, nhiều hạng mục chưa được trùng tu.
Võ Thạnh