Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển bền vững và Tổ chức cứu trợ trẻ em quốc tế, hiện tại Việt Nam, hơn 66% trẻ em có thể tiếp cận kết nối Internet, và 43% trẻ em tiếp cận mạng Internet từ 30 phút đến một tiếng/ngày. Phần lớn trẻ em hiện nay dùng Internet thông qua tự mày mò. Tại trường học, các em được dạy kỹ năng về công nghệ thông tin, nhưng lại thiếu các kiến thức về an toàn khi sử dụng mạng. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà các em phải đối mặt, như: bị lừa, bị bắt nạt, phải tiếp xúc với những thông tin độc hại hoặc mắc chứng nghiện Internet.
Sự can thiệp và giúp đỡ của cha mẹ trong tình huống này là quan trọng. Nhận ra những dấu hiệu cho thấy các con đang sử dụng Internet không an toàn sẽ đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ trẻ trên không gian mạng.
Cơ thể thường xuyên mơ màng, mệt mỏi
Kể từ khi ở nhà tránh dịch, chị Hòa (TP HCM) thường xuyên để con sử dụng iPad. Công việc tất bật cả ngày, không dành được nhiều thời gian cho con nên đưa con sử dụng thiết bị là cách duy nhất để "con có cái chơi, còn mình cũng được yên tĩnh làm việc".
Sau hơn một tháng, chị Hòa nhận ra bé có biểu hiện khác thường. Đôi mắt lúc nào cũng nheo nheo kể cả khi không nhìn vào màn hình. Khi bố mẹ gọi thì bé phản ứng chậm. Với chiếc iPad trên tay, bé cũng gần như không vận động gì nhiều, cả ngày chỉ có nằm trên giường hoặc sofa để chơi iPad. Mất hơn hai tuần để "cai iPad" cho con, bé mới trở lại hoạt bát như xưa.
Theo các nhà nghiên cứu, việc sử dụng các thiết bị điện tử để lên mạng thường xuyên sẽ làm tăng mức độ căng thẳng của trẻ, ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ và các tương tác xã hội, đồng thời làm "cạn kiệt nguồn dự trữ năng lượng tinh thần" của trẻ. Những thay đổi về mặt sức khỏe là dấu hiệu giúp bố mẹ nhận biết thời gian sử dụng Internet hay các thiết bị công nghệ của con đã lên đến tình trạng báo động.
Giữ bí mật và lén lút tắt máy khi bố mẹ đến gần
Các tác nhân xấu trên Internet như nội dung bạo lực, tình dục, ma tuý, các trò chơi thử thách nguy hiểm tính mạng hay các mối quan hệ mới... có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của trẻ. Một trong những biểu hiện ra bên ngoài là bé thường xuyên cáu gắt, bực dọc... đặc biệt khi bạn lấy các thiết bị khỏi tay chúng, hay trẻ bỗng trở nên giữ khoảng cách và có những bí mật không tiết lộ với cha mẹ.
Con dành nhiều thời gian một mình với thiết bị công nghệ hơn, đột ngột tắt màn hình máy tính hoặc che giấu smartphone mỗi khi bố mẹ ở gần. Trong danh bạ của máy có thể xuất hiện thêm nhiều số lạ... Đây là những biểu hiện cho thấy con đang tiếp xúc với nhiều thông tin trên Internet, nhưng không muốn bố mẹ biết. Trong tình huống này, cha mẹ càng cần phải lưu tâm để bảo vệ con. Bởi trong số những thứ mà con tiếp xúc trên Internet, nhiều thứ có thể tiềm ẩn rủi ro như lừa đảo, bắt nạt, thông tin độc hại.
Kết quả học tập sa sút
"Những học sinh truy cập Internet càng nhiều, kết quả học tập càng kém", đây là kết quả được Thạc sĩ Trần Minh Trí, Trường ĐH Nông lâm TP HCM, chia sẻ tại hội thảo "Nghiện Internet: Những thách thức mới của xã hội hiện đại". Theo lý giải các chuyên gia, khi trẻ dành phần lớn thời gian cho Internet, các con sẽ không còn sự tỉnh táo và tập trung cho việc học tập.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2018 đã công bố một nghiên cứu về ảnh hưởng của mạng xã hội đối với giới trẻ châu Á. Kết quả cho thấy, đã xuất hiện hội chứng "nghiện" Internet. Biểu hiện của trẻ mắc hội chứng này là dễ dàng rơi vào trạng thái lệ thuộc thế giới ảo, cảm thấy không có gì quan trọng hơn cuộc sống trên mạng, từ đó dần lơ là đến việc học.
Để tránh được tình trạng này, bố mẹ nên thường xuyên với thầy cô giáo về tình hình học tập của con ở trên lớp. Nếu nhận thấy kết quả học tập của con sa sút trong thời gian con sử dụng Internet nhiều, cha mẹ cần phản ứng kịp thời. Thay đổi thói quen sử dụng là một trong những cách để con không rơi vào tình trạng "nghiện Internet", có thể ảnh hưởng đến nhiều vấn đề về sức khỏe, học tập, giao tiếp xã hội.
Sử dụng giải pháp công nghệ tạo môi trường online an toàn cho con
Cuộc sống bận rộn, không phải bố mẹ nào cũng có đủ thời gian để kiểm soát hoạt động của con trên mạng Internet. Để khắc phục điều này, cha mẹ có thể tạo ra một môi trường Internet an toàn ngay từ đầu để con không phải tiếp xúc với các thông tin xấu độc, hay có thể dễ dàng kiểm soát hoạt động của con trên mạng bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Tính năng bảo mật F-Safe của Internet FPT là cách để tạo ra một môi trường như vậy.
F-Safe được tích hợp trực tiếp trên modem Wi-Fi của đường truyền Internet FPT, nên cha mẹ bận rộn cũng có thể dễ dàng kích hoạt sử dụng mà không cần bất cứ thao tác cài đặt nào như các phần mềm bảo mật khác. Tính năng quản lý theo tài khoản cho phép phụ huynh có thể tạo một tài khoản riêng cho con, trong đó giới hạn về các trang web được truy cập, thời gian sử dụng mạng, đồng thời phụ huynh cũng có thể quản lý từ bất cứ đâu, thông qua ứng dụng Hi FPT trên smartphone.
Tính năng bảo mật F-Safe có khả năng tự động chặn chặn các website theo dõi, thu thập dữ liệu hành vi lướt web của người dùng, và tự động chặn các đường dẫn (link), website được đánh giá không an toàn, ngăn chặn sự xâm nhập của mã độc, virus, botnet... Do được tích hợp từ modem, F-Safe có thể bảo vệ cho toàn bộ hệ thống mạng, bảo vệ các thiết bị truy cập mạng, từ đó tạo môi trường an toàn cho con, dù con lên mạng bằng smartphone, máy tính hay iPad.
Thế Đan (Ảnh: Freepik)