Các tình tiết trong vụ án cho thấy không dễ dàng gì mà Mai Văn Huy có được và sử dụng trong 4 năm (1992-1995) giấy phép tạm nhập tái xuất xăng dầu của Bộ Thương mại, để trốn thuế nhập khẩu hơn 33 tỷ đồng. Mỗi khi gặp “trục trặc”, Huy lại có những lá thư tay để giải quyết. Việc bổ nhiệm cán bộ vào các vị trí then chốt cũng được UBND tỉnh thực hiện dễ dàng. Điển hình là Mai Văn Huy, kẻ văn hóa chỉ 3/12 vẫn được bổ nhiệm làm giám đốc từ năm 1991. Các thành viên còn lại của ban giám đốc cao lắm cũng chỉ mới qua lớp 12. Trách nhiệm về những “sai sót” trên hiện vẫn chưa được làm rõ.
Ngoài ra, cáo trạng của VKSND Tối cao còn chưa chỉ ra được danh sách 218 cán bộ, quan chức được Mai Văn Huy tổ chức đi tham quan Singapore, Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan... mà tổng số tiền chi cho 14 chuyến đi là gần 2,5 tỷ đồng. Lời khai của Huy chi 14 tỷ đồng khác để ủng hộ các đơn vị, cá nhân trong ngoài tỉnh cũng rơi vào im lặng.
(Theo Thanh Niên)
Theo dòng sự kiện:
Truy tố 37 bị can trong vụ án Mai Văn Huy (7/12)
Đề nghị xử lý các nhà báo đã giúp đại gia Mai Văn Huy (7/9)
Kết luận điều tra vụ án Mai Văn Huy (1/8)
Vợ chồng Nam - Nở tiếp tay tẩu tán tài sản vụ Mai Văn Huy? (12/7)
Có sự tiếp tay tẩu tán tài sản trong vụ án Mai Văn Huy? (11/7)
Đề nghị khởi tố một số nhà báo trong vụ Mai Văn Huy (28/6)
Những thế lực bao che “đại gia” Mai Văn Huy (15/6)