Theo báo cáo của công ty phân tích thị trường Strategy Analytics (Mỹ), quý I năm nay, Vivo bán được 19,4 triệu smartphone tích hợp 5G, tăng trưởng 62% so với con số 12 triệu bán ra vào quý IV/2020. Cũng trong 3 tháng đầu năm, thương hiệu này chiếm 14,3% lượng smartphone 5G tiêu thụ toàn cầu, là nhà sản xuất smartphone 5G phát triển nhanh thứ hai thế giới. Thành tích này đến từ nhiều nỗ lực của hãng trong cuộc đua 5G.
Đưa 5G vào mọi phân khúc
Vivo tích cực phổ cập 5G qua các dòng smartphone từ phổ thông đến cao cấp. Hai mẫu smartphone Y72 và V21 thuộc phân khúc phổ thông đến tầm trung được trang bị thế hệ mạng mới nhất, giúp người thu nhập trung bình vẫn có thể tiếp cận 5G.
Phân khúc cao cấp với đại diện X60 Pro trang bị 5G vi xử lý Qualcomm mạnh mẽ. X60 Pro hội tụ những công nghệ nổi bật nhất của Vivo, như ống kính camera hợp tác cùng Zeiss - hãng sản xuất thấu kính hàng đầu thế giới với hơn 170 năm kinh nghiệm.
Để tạo dấu ấn trong "cuộc đua" 5G, Vivo đã lập kế hoạch chuẩn bị hướng tới việc phát triển thế hệ mạng này trong thời gian dài. Hãng là một trong những đơn vị thành lập nhóm "Dự án đối tác thế hệ thứ 3" (viết tắt là 3GPP). Tổ chức này gồm các nhà khai thác viễn thông với nhiệm vụ duy trì và phát triển các tiêu chuẩn cho công nghiệp di động, gồm cả 5G.
Đến nay, Vivo đã đưa ra hơn 5.000 kiến nghị về tiêu chuẩn mạng 5G cho 3GPP, trong đó 15 tính năng và 3 đề án kỹ thuật được chấp thuận. Với 100 chuyên gia trong lĩnh vực phát triển mạng thuộc viện nghiên cứu truyền thông, hãng đã đăng ký được hơn 3.000 đăng ký bản quyền phát minh liên quan đến 5G.
Công nghệ thiết thực
Ghi nhận nhu cầu hơn 400 triệu khách hàng, Vivo hướng tới nghiên cứu những công nghệ 5G mang tính thực tiễn cao, đặt người dùng làm trọng tâm.
Đơn cử, Rel-17 multi-SIM cho phép thực hiện cuộc gọi từ một SIM 5G mà không ảnh hưởng đến việc kết nối mạng của những SIM khác, mở ra những chiếc smartphone 5G Dual-Mode như V21. Hay công nghệ Rel-16 cài đặt phần cứng và phần mềm của smartphone rơi vào trạng thái "ngủ" để tiết kiệm pin, tăng cao thời lượng sử dụng trong một lần sạc.
Đơn vị còn phát minh công nghệ sắp xếp linh kiện theo dạng 3D, tạo nên thiết kế smartphone 5G mỏng hơn cả phiên bản 4G tiền nhiệm.
Tầm nhìn tương lai về mạng 6G
Khi mạng 5G dần phổ biến, các thương hiệu smartphone hướng đến thế hệ mạng tiếp theo - 6G. Viện Nghiên cứu Truyền thông Vivo (VCRI) đã công bố 2 sách trắng vào cuối năm 2020 với mục tiêu tạo nền móng cho thế hệ mạng này. Qua việc thử nghiệm các tình huống giả định và nghiên cứu chuyên sâu, các chuyên gia phân tích cách mạng 6G hoạt động, chuyển đổi công nghệ khi kết nối thể chất của con người với kỹ thuật số.
Với 20 năm kinh nghiệm trong mảng truyền thông di động, ông Rakesh Tamrakar - đại diện Vivo tại 3GPP cho biết từ năm 2030 trở về sau, mạng 6G sẽ thúc đẩy một thế giới kỹ thuật số tinh vi, tích hợp với mọi giác quan con người theo thời gian thực.
"Thế hệ mạng này sẽ cách mạng hóa hàng nghìn ngành công nghiệp với nhiều ứng dụng khác nhau để tạo ra một tương lai hiệu quả, bền vững và thân thiện với môi trường", ông Rakesh Tamrakar nhấn mạnh.
Hệ thống kết nối 6G sẽ bao gồm nhiều thiết bị đầu cuối để nhận biết nhanh tín hiệu và kiểm soát chính xác giữa các hệ thống kỹ thuật với thế giới vật lý của con người. Do đó, về cơ bản cần phải thiết lập một số lượng lớn các thiết bị đầu cuối được kết nối, tích hợp dưới những chiếc điện thoại thông minh hoặc các thiết bị vòng đeo tay, đồng hồ để vận hành hiệu quả toàn bộ hệ thống IoE (Internet of Everything).
"Để hướng đến mục tiêu và tầm nhìn đặt ra, chúng tôi đã cho ra mắt những chiếc đồng hồ thông minh, tai nghe không dây và chức năng trợ lý ảo Jovi AI - loạt sản phẩm trong hệ sinh thái kỹ thuật số của đơn vị", ông Rakesh Tamrakar nói.
Minh Huy (Ảnh: Vivo)