Biểu tượng của liên kết tự do này là Nữ hoàng Elizabeth II, bà là nguyên thủ của Thịnh vượng chung.
New Zealand được biết đến với nền kinh tế phát triển, phong cảnh đẹp, con người thân thiện, chất lượng sống cao. Nhưng những ưu điểm ấy không phải tự nhiên mà có. Nhìn vào lịch sử của quốc đảo này từ khi nhà thám hiểm người Anh James Cook đặt chân đến và vẽ lên bản đồ hầu như toàn bộ đường bờ biển của nó đến khi trở thành thành viên của khối Thịnh vượng chung, ta thấy dấu ấn mạnh mẽ của người Anh in lên sự phát triển của quốc đảo phía Nam bán cầu. Thậm chí, đây chỉ là một trường hợp trong nhiều trường hợp khác.
“Mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh”, câu nói nổi tiếng này ra đời khi xuất hiện một đế chế Anh hùng mạnh, có thuộc địa khắp bốn biển năm châu. Cho đến khi các thế lực khác trỗi dậy, đế chế Anh rời bỏ “ngai vàng”, rút lui khỏi các thuộc địa. Nhưng họ vẫn để lại một gia tài quý giá, đó là mô hình tổ chức xã hội, hoặc nói trừu tượng hơn là tư duy phát triển.
Kế thừa tài sản đó, các xã hội mà người Anh đặt dấu ấn như Canada, Australia, Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), Malaysia… và kể cả Mỹ, đều đã trở thành những nền kinh tế và văn minh lớn hơn các thuộc địa cũ của Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
New Zealand, một cái tên nổi bật trong khối Thịnh vượng chung có những ưu thế tự nhiên không thể phủ nhận. Nhưng quan trọng hơn, thiết chế xã hội tiên tiến nảy nở trên một nền dân trí cao (do người Anh đặt nền móng) đã dẫn đến sự thịnh vượng của nó như ngày hôm nay.
Mai Huy Thăng