Đề bài:

Đáp án:
Trong mỗi cụm từ tiếng Thái đều có 3 thành tố. Một là số đếm, hai là danh từ và còn một thành tố thứ ba. Các chữ tua, dok và khon xuất hiện rất nhiều, như vậy sẽ không phải là danh từ hay số đếm.
Bên tiếng Việt ta thấy số 3 xuất hiện 6 lần, trong tiếng Thái ở các thành tố đầu chỉ có sam xuất hiện 6 lần. Vậy sam = 3 và thành tố thứ hai trong mỗi cụm từ là số đếm. Từ đây, do bên tiếng Việt có 5 số 4, 4 số 1 và 2 số 2 nên từ đây ta tìm được 1 = nueng, 2 = song, 4 = si.
Tiếp theo ta xác định các tương ứng bằng cặp số đếm (hoặc 1 số đếm) bên tiếng Việt: Hoa thủy tiên là (3, 4), con khỉ là (1, 3), kỹ sư là (1, 3, 4), con ngựa là (2, 4), siêu quậy là (1, 4), hoa ly là 2, tù nhân là 3, bông sen là 3, rái cá là 3, cây dâm bụt là 1 và bà béo là 4.
Từ đây lần lượt tìm được:
krathinthet sam dok = 3 hoa thủy tiên, krathinthet si dok = 3 hoa thủy tiên
kabin nueng tua = 1 con khỉ, kabin sam tua = 3 con khỉ
chang nueng khon = 1 kỹ sư, chang sam khon = 3 kỹ sư, chang si khon = 4 kỹ sư.
durong song tua = 2 con ngựa, durong si tua = 4 con ngựa
nakleng nueng khon = 1 siêu quậy, nakleng si khon = 4 siêu quậy
se song dok = 2 hoa ly
chaba nueng dok = 1 cây dâm bụt
nangyak si khon = 4 bà béo
Riêng tù nhân, bông sen và rái cá đều có đặc trưng là 3. Tuy nhiên, đến đây thì ta đã hiểu thành tố cuối của các cụm từ: dok là hoa, tua là con vật và khon là con người. Từ đó ta tìm được các cụm từ cuối cùng:
bua sam dok = 3 bông sen
nak sam tua = 3 con rái cá
chaloei sam khon = 3 tù nhân
TS Trần Nam Dũng
Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP HCM)