Huyện miền núi Phước Sơn có trữ lượng vàng lớn thứ hai cả nước, chỉ sau mỏ Bồng Miêu, huyện Phú Ninh.
Ngày 4/9, tại bãi vàng 699, thôn 3, xã Phước Thành, hàng chục người dựng lán trại đào vàng trái phép. Khu vực này là rừng sản xuất, cách trung tâm xã hơn 2 km, nhưng bị đào bới nham nhở.
Huyện miền núi Phước Sơn có trữ lượng vàng lớn thứ hai cả nước, chỉ sau mỏ Bồng Miêu, huyện Phú Ninh.
Ngày 4/9, tại bãi vàng 699, thôn 3, xã Phước Thành, hàng chục người dựng lán trại đào vàng trái phép. Khu vực này là rừng sản xuất, cách trung tâm xã hơn 2 km, nhưng bị đào bới nham nhở.
Từ sáng sớm, những người đào vàng đi xe máy đến tận bãi.
Ông Hồ Văn Phức, Chủ tịch xã Phước Thành, cho biết bãi vàng 699 trước đây được cấp phép thăm dò khoáng sản cho một doanh nghiệp nhưng đã hết hạn hơn 2 tháng trước. Gần đây, một số người ở nơi khác đến và người tại địa phương khai thác trái phép.
"Từ cuối tháng 7 đến nay, chính quyền và các lực lượng chức năng của huyện đã 3 lần truy quét, đẩy đuổi nên nghĩ không còn nữa", ông nói và cho hay ngày mai sẽ kiểm tra thực tế để xử lý.
Từ sáng sớm, những người đào vàng đi xe máy đến tận bãi.
Ông Hồ Văn Phức, Chủ tịch xã Phước Thành, cho biết bãi vàng 699 trước đây được cấp phép thăm dò khoáng sản cho một doanh nghiệp nhưng đã hết hạn hơn 2 tháng trước. Gần đây, một số người ở nơi khác đến và người tại địa phương khai thác trái phép.
"Từ cuối tháng 7 đến nay, chính quyền và các lực lượng chức năng của huyện đã 3 lần truy quét, đẩy đuổi nên nghĩ không còn nữa", ông nói và cho hay ngày mai sẽ kiểm tra thực tế để xử lý.
Một lán trại khai thác vàng được dựng tạm bợ ở giữa rừng sản xuất, trong lán có nhiều vật dụng sinh hoạt.
Một lán trại khai thác vàng được dựng tạm bợ ở giữa rừng sản xuất, trong lán có nhiều vật dụng sinh hoạt.
Căn hầm được chống đỡ bằng cây tạm bợ để thợ vào phía trong đào vàng.
Thấy người lạ, những người khai thác vàng nhanh chóng lẩn trốn.
Tại một điểm khai thác, "vàng tặc" để lại phương tiện, bỏ trốn vào rừng khi thấy người lạ xuất hiện.
Tại một điểm khai thác, "vàng tặc" để lại phương tiện, bỏ trốn vào rừng khi thấy người lạ xuất hiện.
Ghi nhận tại bãi có hơn 5 máy xay đất đá lấy vàng. Quặng đất đá đào trong hầm được chuyển ra cho vào máy xay nhỏ cùng với nước. Những người khai thác vàng kéo ống dẫn nước từ đỉnh núi xuống.
Ghi nhận tại bãi có hơn 5 máy xay đất đá lấy vàng. Quặng đất đá đào trong hầm được chuyển ra cho vào máy xay nhỏ cùng với nước. Những người khai thác vàng kéo ống dẫn nước từ đỉnh núi xuống.
Sau khi vàng nằm lại máng lọc, bùn đất trôi ra con suối nước và chảy về xuôi. "Trước lễ 2/9, có ít người khai thác nhưng lợi dụng kỳ nghỉ lễ nhiều người mang máy móc đào bới lấy vàng", một người dân cho biết.
Sau khi vàng nằm lại máng lọc, bùn đất trôi ra con suối nước và chảy về xuôi. "Trước lễ 2/9, có ít người khai thác nhưng lợi dụng kỳ nghỉ lễ nhiều người mang máy móc đào bới lấy vàng", một người dân cho biết.
Từ bãi vàng 699 đi vào rừng sâu khoảng 40 phút là bãi số 8, thôn 3, xã Phước Thành. Nơi đây có 4 lán trại dựng liền kề giữa rừng phòng hộ, phạm vi gần 1.000 m2. Dưới tán rừng tự nhiên có các bể chứa nước phục vụ khai thác vàng.
Theo người dân, trước lễ 2/9 ở đây có khoảng 10 người làm việc, song từ ngày 31/8 tăng cường thêm 15 người.
Từ bãi vàng 699 đi vào rừng sâu khoảng 40 phút là bãi số 8, thôn 3, xã Phước Thành. Nơi đây có 4 lán trại dựng liền kề giữa rừng phòng hộ, phạm vi gần 1.000 m2. Dưới tán rừng tự nhiên có các bể chứa nước phục vụ khai thác vàng.
Theo người dân, trước lễ 2/9 ở đây có khoảng 10 người làm việc, song từ ngày 31/8 tăng cường thêm 15 người.
Trong lán trại có nhiều máy nổ, máy hơi, máy phát điện. Những người đào vàng trái phép dùng để đưa ánh sáng và không khí vào hầm dài hàng chục mét.
"Bãi hoạt động khoảng 2 tháng, do nhiều người chung tiền mua máy móc, thuê lao động đến làm việc để lấy vàng", một phu vàng cho biết.
Trong lán trại có nhiều máy nổ, máy hơi, máy phát điện. Những người đào vàng trái phép dùng để đưa ánh sáng và không khí vào hầm dài hàng chục mét.
"Bãi hoạt động khoảng 2 tháng, do nhiều người chung tiền mua máy móc, thuê lao động đến làm việc để lấy vàng", một phu vàng cho biết.
Gần bãi số 8, một cây gỗ đường kính gần một mét bị đốn hạ, thân gỗ được cưa xẻ để dựng lán trại, cọc chống hầm.
Đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phước Sơn cho biết hai bãi vàng này không được cấp phép, lực lượng chức năng nhiều lần đốt lán, phá hủy máy móc, gần đây nhất hôm 15/8.
Tại huyện Phước Sơn, đầu tháng 7, sau khi VnExpress phản ánh hai bãi vàng trái phép Cây Đa và Cầu Ván, xã Phước Lộc, lực lượng chức năng huyện đã đốt các lán trại, phá hủy máy móc của "vàng tặc".
Gần bãi số 8, một cây gỗ đường kính gần một mét bị đốn hạ, thân gỗ được cưa xẻ để dựng lán trại, cọc chống hầm.
Đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phước Sơn cho biết hai bãi vàng này không được cấp phép, lực lượng chức năng nhiều lần đốt lán, phá hủy máy móc, gần đây nhất hôm 15/8.
Tại huyện Phước Sơn, đầu tháng 7, sau khi VnExpress phản ánh hai bãi vàng trái phép Cây Đa và Cầu Ván, xã Phước Lộc, lực lượng chức năng huyện đã đốt các lán trại, phá hủy máy móc của "vàng tặc".
Hai bãi trái phép đang hoạt động. Video: Đắc Thành
Đắc Thành