Quần đảo đá (Rock Islands) của Palau được UNESCO công nhận là di sản thế giới hỗn hợp vào năm 2012.

Quần đảo đá nổi tiếng ở Palau. Ảnh: Lonely Planet
Theo UNESCO, quần đảo này gồm 445 hòn đảo đá vôi không có người ở, được hình thành sau những đợt phun trào núi lửa. Nhìn từ trên cao, nhiều hòn đảo có hình giống những cây nấm trong đầm phá màu xanh ngọc lam, được bao bọc quanh bởi các rạn san hô.
Nước biển bị ngăn bởi đảo tạo thành rất nhiều hồ nước mặn, biến quần đảo đá ở Palau trở thành nơi có nhiều hồ nước mặn hơn bất cứ đâu.
Quần đảo đá có sự đa dạng sinh học lớn với hơn 385 loài san hô, ít nhất 13 loài cá mập cùng nhiều loài sinh vật biển khác. Đặc biệt, ở đây có hồ sứa nổi tiếng với hàng trăm nghìn con, trong đó có những loài đã có trong hồ từ 12.000 năm trước. Du khách có thể thoải mái bơi lội hay lặn ngắm sứa ở đây bởi chúng không đủ độc tố để gây hại.

Sứa vàng là loài chủ yếu trong hồ và chúng không có độc tố. Ảnh: Slate
Dù hiện không có người sinh sống, quần đảo đá từng là nơi cư trú của dân chài. Những gì còn sót lại của các ngôi làng bằng đá, khu chôn cất và những nét chạm khắc nghệ thuật trên đá là bằng chứng cho thấy sự tồn tại của các tổ chức cộng đồng trên đảo khoảng ba thiên niên kỷ trước.
Câu 5: Palau là quốc gia đầu tiên trên thế giới có luật cấm sử dụng các loại kem chống nắng để bảo vệ san hô có đúng không?