Chiều những ngày cuối tháng 7, sau thủy triều, cửa biển An Hòa trải rộng các xã Tam Giang, Tam Quang, Tam Hải và Tam Hòa, huyện Núi Thành lộ ra những bãi bùn cát rộng nhiều ha. Khu vực này tập trung nhiều trùn nước (tên gọi khác sá sùng, trùn biển, địa sâm...) sinh sống.
Chiều những ngày cuối tháng 7, sau thủy triều, cửa biển An Hòa trải rộng các xã Tam Giang, Tam Quang, Tam Hải và Tam Hòa, huyện Núi Thành lộ ra những bãi bùn cát rộng nhiều ha. Khu vực này tập trung nhiều trùn nước (tên gọi khác sá sùng, trùn biển, địa sâm...) sinh sống.
Trùn nước thuộc ngành giun đốt chỉ sống ở bãi cát ven biển nơi thủy triều lên, xuống tạo ra những doi cát. Trùn nước có thể được chế biến thành nhiều món ăn như nấu canh, xào...
Trong đông y, trùn nước có thể sử dụng như vị thuốc cường dương, tăng sinh lực. Trong món phở truyền thống của Hà Nội và Nam Định, để làm ngọt nước dùng, ngoài ninh xương, người ta còn cho thêm trùn nước để góp phần làm ngọt nước dùng.
Trùn nước thuộc ngành giun đốt chỉ sống ở bãi cát ven biển nơi thủy triều lên, xuống tạo ra những doi cát. Trùn nước có thể được chế biến thành nhiều món ăn như nấu canh, xào...
Trong đông y, trùn nước có thể sử dụng như vị thuốc cường dương, tăng sinh lực. Trong món phở truyền thống của Hà Nội và Nam Định, để làm ngọt nước dùng, ngoài ninh xương, người ta còn cho thêm trùn nước để góp phần làm ngọt nước dùng.
Ông Đỗ Văn Minh, 54 tuổi ở thị trấn Núi Thành mang theo chiếc xẻng có lưỡi dài 30 cm nối với cán khoảng 70 cm, đeo thùng nhựa bên người đến bãi cạn xã Tam Giang bắt đầu công việc khai thác trùn nước.
"Trùn nước có quanh năm nhưng thời điểm bắt được nhiều nhất từ tháng 2 đến 8 âm lịch", ông Minh với hơn 10 năm đào bắt trùn cho biết.
Ông Đỗ Văn Minh, 54 tuổi ở thị trấn Núi Thành mang theo chiếc xẻng có lưỡi dài 30 cm nối với cán khoảng 70 cm, đeo thùng nhựa bên người đến bãi cạn xã Tam Giang bắt đầu công việc khai thác trùn nước.
"Trùn nước có quanh năm nhưng thời điểm bắt được nhiều nhất từ tháng 2 đến 8 âm lịch", ông Minh với hơn 10 năm đào bắt trùn cho biết.
Nhiều người ở xã Tam Giang cũng có mặt từ sớm tại bãi cạn. Nước rút đến đâu họ đào bắt đến đó. Phát hiện nơi nào có nhiều trùn, họ rủ nhau đến bắt cùng.
Nhiều người ở xã Tam Giang cũng có mặt từ sớm tại bãi cạn. Nước rút đến đâu họ đào bắt đến đó. Phát hiện nơi nào có nhiều trùn, họ rủ nhau đến bắt cùng.
Giữa bãi cát rộng mênh mông, nước còn đọng lại nhưng người bắt trùn phải có tay nghề biết nơi nào chúng ở. "Loài này có đặc điểm để lại một lỗ nhỏ trên mặt nhưng hang giống với ốc và nghêu nên phải tinh mắt mới tìm được", ông Minh nói.
Giữa bãi cát rộng mênh mông, nước còn đọng lại nhưng người bắt trùn phải có tay nghề biết nơi nào chúng ở. "Loài này có đặc điểm để lại một lỗ nhỏ trên mặt nhưng hang giống với ốc và nghêu nên phải tinh mắt mới tìm được", ông Minh nói.
Trùn sống dưới cát sâu từ 10 cm đến 30 cm, nghe động là chui sâu vào hang rất nhanh nên khi đào phải tránh hang của nó ra, chặn đường rút mới mong bắt được. Những con trùn nhỏ đào lên được thả lại, người dân chỉ bắt trùn dài trên 15 cm.
"Nhát xẻng cắm xuống thì hất cát đi và quan sát chúng nằm hướng nào là phải nhanh tay cầm lấy", ông Minh chia sẻ.
Trùn sống dưới cát sâu từ 10 cm đến 30 cm, nghe động là chui sâu vào hang rất nhanh nên khi đào phải tránh hang của nó ra, chặn đường rút mới mong bắt được. Những con trùn nhỏ đào lên được thả lại, người dân chỉ bắt trùn dài trên 15 cm.
"Nhát xẻng cắm xuống thì hất cát đi và quan sát chúng nằm hướng nào là phải nhanh tay cầm lấy", ông Minh chia sẻ.
Trên bãi cát có nhiều vỏ hàu, ngêu sắc nhọn nên đôi chân của thợ bắt trùn mang hai lớp tất hoặc đi ủng để bảo vệ tránh giẫm phải.
Trên bãi cát có nhiều vỏ hàu, ngêu sắc nhọn nên đôi chân của thợ bắt trùn mang hai lớp tất hoặc đi ủng để bảo vệ tránh giẫm phải.
Bà Nguyễn Thị Lệ, 45 tuổi xã Tam cầm hai con trùn to bằng ngón tay út của người lớn và dài từ 20 đến 40 cm. Mỗi ngày làm việc 4 giờ, bà đào bắt từ 2 kg đến 10 kg. "Trước Covid-19 thương lái thu mua trùn tươi 100.000 đồng kg nhưng nay chỉ còn 50.000 đồng", bà nói và cho biết nghề bắt trùn làm theo thời vụ. Mỗi tháng nước cạn khoảng 15 ngày để bắt, thời gian còn lại làm nghề khai thác thủy hải sản trên cửa biển An Hòa.
Bà Nguyễn Thị Lệ, 45 tuổi xã Tam cầm hai con trùn to bằng ngón tay út của người lớn và dài từ 20 đến 40 cm. Mỗi ngày làm việc 4 giờ, bà đào bắt từ 2 kg đến 10 kg. "Trước Covid-19 thương lái thu mua trùn tươi 100.000 đồng kg nhưng nay chỉ còn 50.000 đồng", bà nói và cho biết nghề bắt trùn làm theo thời vụ. Mỗi tháng nước cạn khoảng 15 ngày để bắt, thời gian còn lại làm nghề khai thác thủy hải sản trên cửa biển An Hòa.
Trùn được bán cho thương lái, họ thu mua về rửa sạch cho lên dàn phơi khô. Loại tươi nguyên con thì 3 kg phơi hai ngày nắng cho môt kg khô; loại phải lộn ruột ra, rửa sạch 10 kg tươi được một kg khô.
Trùn được bán cho thương lái, họ thu mua về rửa sạch cho lên dàn phơi khô. Loại tươi nguyên con thì 3 kg phơi hai ngày nắng cho môt kg khô; loại phải lộn ruột ra, rửa sạch 10 kg tươi được một kg khô.
Một thương lái ở huyện Núi Thành cho biết, trùn nước rửa sạch, qua sơ chế thường xuất sang Trung Quốc là chủ yếu. Hiện nay, Covid-19 bùng phát nên đầu ra khó khăn, bà mua về phơi khô cất trữ.
Một thương lái ở huyện Núi Thành cho biết, trùn nước rửa sạch, qua sơ chế thường xuất sang Trung Quốc là chủ yếu. Hiện nay, Covid-19 bùng phát nên đầu ra khó khăn, bà mua về phơi khô cất trữ.
Người dân đào bắt trùn nước trên cửa biên An Hòa. Video: Đắc Thành.
Đắc Thành