Võ Tánh (1768 - 1801), sinh tại Biên Hòa (nay là tỉnh Đồng Nai), là vị tướng theo phò chúa Nguyễn Ánh. Năm 1801 khi quân Tây Sơn vây thành Quy Nhơn (nay thuộc Bình Định), biết không giữ nổi, Võ Tánh đã viết thư cho đối phương mong không giết binh lính rồi "tuẫn tiết theo thành".
Để ghi nhớ công lao, ngoài xây lăng mộ ở Quy Nhơn, chúa Nguyễn Ánh còn làm mộ gió, xây lăng cho ông ở Gia Định. Ngoài ra còn có một mộ gió Võ Tánh do người dân lập nên.
Tại TP HCM hai lăng mộ của Võ Tánh nằm ở quận Phú Nhuận và Tân Bình. Lăng mộ chính do chúa Nguyễn Ánh xây dựng nằm trên đường Hồ Văn Huê (quận Phú Nhuận). Lối vào lăng là cổng tam quan, có từ năm 1951.
Võ Tánh (1768 - 1801), sinh tại Biên Hòa (nay là tỉnh Đồng Nai), là vị tướng theo phò chúa Nguyễn Ánh. Năm 1801 khi quân Tây Sơn vây thành Quy Nhơn (nay thuộc Bình Định), biết không giữ nổi, Võ Tánh đã viết thư cho đối phương mong không giết binh lính rồi "tuẫn tiết theo thành".
Để ghi nhớ công lao, ngoài xây lăng mộ ở Quy Nhơn, chúa Nguyễn Ánh còn làm mộ gió, xây lăng cho ông ở Gia Định. Ngoài ra còn có một mộ gió Võ Tánh do người dân lập nên.
Tại TP HCM hai lăng mộ của Võ Tánh nằm ở quận Phú Nhuận và Tân Bình. Lăng mộ chính do chúa Nguyễn Ánh xây dựng nằm trên đường Hồ Văn Huê (quận Phú Nhuận). Lối vào lăng là cổng tam quan, có từ năm 1951.
Khu lăng mộ được xây dựng ngay khi ông mất. Toàn khu mộ xây kiên cố, không cầu kỳ, đường nét thẳng góc.
Khu lăng mộ được xây dựng ngay khi ông mất. Toàn khu mộ xây kiên cố, không cầu kỳ, đường nét thẳng góc.
Mặt trước lăng có bức bình phong tiền vẽ hình con hổ, hình tượng phổ biến trong đời sống dân gian của người Việt, biểu tượng của sự dũng mãnh, uy linh, có khả năng trấn giữ cửa ải ngũ phương.
Mặt trước lăng có bức bình phong tiền vẽ hình con hổ, hình tượng phổ biến trong đời sống dân gian của người Việt, biểu tượng của sự dũng mãnh, uy linh, có khả năng trấn giữ cửa ải ngũ phương.
Sau bình phong tiền là cửa lăng rộng hơn 2 m, hai bên có trụ biểu, trên đầu mỗi trụ có chạm búp sen lớn. Ở các trụ biểu đều vẽ cảnh núi non sông nước cùng hình ảnh cây trái đặc trưng của Nam Bộ.
Sau bình phong tiền là cửa lăng rộng hơn 2 m, hai bên có trụ biểu, trên đầu mỗi trụ có chạm búp sen lớn. Ở các trụ biểu đều vẽ cảnh núi non sông nước cùng hình ảnh cây trái đặc trưng của Nam Bộ.
Phần mộ có hình chữ nhật, giật hai cấp, chiều dài 4 m, rộng 3 m và cao khoảng 4 tấc. Bên trong mộ chôn hình nhân bằng sáp. Cuối mộ là bình phong hậu vẽ hình hạc, ngụ ý Võ tướng quân cưỡi hạc về trời.
Phần mộ có hình chữ nhật, giật hai cấp, chiều dài 4 m, rộng 3 m và cao khoảng 4 tấc. Bên trong mộ chôn hình nhân bằng sáp. Cuối mộ là bình phong hậu vẽ hình hạc, ngụ ý Võ tướng quân cưỡi hạc về trời.
Cạnh lăng một là đền thờ tướng quân Võ Tánh được xây dựng đơn giản, mang nét kiến trúc của đình làng Nam Bộ.
Cạnh lăng một là đền thờ tướng quân Võ Tánh được xây dựng đơn giản, mang nét kiến trúc của đình làng Nam Bộ.
Bên trong đền thờ có kiến trúc đơn giản, nội thất căn bản như hương án, cột gỗ, các bao lam, hoành phi... được sơn son thếp vàng thường thấy trong kiến trúc đình, chùa ở Việt Nam.
Bên trong đền thờ có kiến trúc đơn giản, nội thất căn bản như hương án, cột gỗ, các bao lam, hoành phi... được sơn son thếp vàng thường thấy trong kiến trúc đình, chùa ở Việt Nam.
Khu lăng mộ Võ Tánh có diện tích hơn 2.000 m2, không gian bao quanh là vườn cây xanh mát. Trước đây, lăng mộ nằm trong khu vực quân sự, cho đến những năm 1990 mới được bàn giao cho quận Phú Nhuận. Từ năm 2006-2007, lăng mộ và đền thờ được trùng tu, nâng cấp; đồng thời xây dựng thêm nhà bảo vệ và tường rào bảo vệ như hiện nay.
Khu lăng mộ Võ Tánh có diện tích hơn 2.000 m2, không gian bao quanh là vườn cây xanh mát. Trước đây, lăng mộ nằm trong khu vực quân sự, cho đến những năm 1990 mới được bàn giao cho quận Phú Nhuận. Từ năm 2006-2007, lăng mộ và đền thờ được trùng tu, nâng cấp; đồng thời xây dựng thêm nhà bảo vệ và tường rào bảo vệ như hiện nay.
Một mộ gió khác của Võ Tánh trên đường Nguyễn Thái Bình (quận Tân Bình) với quy mô nhỏ hơn, nằm dưới tán một gốc cổ thụ.
Tương truyền, ngôi mộ này do người dân trong vùng lập nên để hương khói cho Võ tướng quân - người đã trung dũng tuẫn tiết để xin bảo toàn tính mạng cho binh lính của mình.
Một mộ gió khác của Võ Tánh trên đường Nguyễn Thái Bình (quận Tân Bình) với quy mô nhỏ hơn, nằm dưới tán một gốc cổ thụ.
Tương truyền, ngôi mộ này do người dân trong vùng lập nên để hương khói cho Võ tướng quân - người đã trung dũng tuẫn tiết để xin bảo toàn tính mạng cho binh lính của mình.
Mặt tiền của nấm mộ được xây lại kiểu am nhỏ có mái giả bằng xi măng. Mặt trước am chia làm ba ô nhỏ, trước mỗi ô đều đặt bát nhang.
Mặt tiền của nấm mộ được xây lại kiểu am nhỏ có mái giả bằng xi măng. Mặt trước am chia làm ba ô nhỏ, trước mỗi ô đều đặt bát nhang.
Ngôi mộ có chiều dài khoảng 10 m, rộng khoảng 7 m, xung quanh có tường bao, bốn góc mộ có xây trụ cột.
Ngôi mộ có chiều dài khoảng 10 m, rộng khoảng 7 m, xung quanh có tường bao, bốn góc mộ có xây trụ cột.
Mộ gió này không có bình phong hậu nhưng trên bờ tường có chạm những phù điêu hình thú, hoa điểu... đã bị nứt nẻ. Xung quanh mộ, người dân thường để xe cộ, đồ đạc hoặc buôn bán.
Mộ gió này không có bình phong hậu nhưng trên bờ tường có chạm những phù điêu hình thú, hoa điểu... đã bị nứt nẻ. Xung quanh mộ, người dân thường để xe cộ, đồ đạc hoặc buôn bán.
Quỳnh Trần