Bài kiểm tra vào lớp 10 THPT không quá khó nhưng để làm tốt, các em cần nắm rõ cấu trúc của đề thi. Đề thi dạng trắc nghiệm với 40 câu hỏi, làm trong thời gian 60 phút, xoay quanh kiến thức trong sách giáo khoa hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cấp độ A2 theo Khung tham chiếu chung châu Âu.
Nội dung ôn tập được chia thành các mảng sau:
- Phonetics (Ngữ âm): Gồm phần phát âm và trọng âm
+ Phát âm: Phần này đòi hỏi các em phải nắm chắc cách phát âm các nguyên âm, phụ âm, đặc biệt cách đọc các âm có kết thúc -s hoặc -ed.
Ví dụ: Mark the letter A, B, C or D to indicate the word whose underlined part differs from the other three in pronunciation in each of the following questions.
1 | A. raised | B. increased | C. washed | D. looked |
2 | A. decided | B. changed | C. carved | D. performed |
3 | A. jeans | B. photographs | C. picnics | D. workshops |
4 | A. goes | B. fixes | C. dances | D. manages |
Có ba cách phát âm đuôi -ed:
Ví dụ |
/t/ after /k/, /p/, /f/, /s/, /ʃ/, /ʧ/, /q/ |
/id/ after /t/, /d/ |
/d/ after other sounds |
Đáp án |
1 |
increased /in’kri:st/ washed /wa:ʃt/ looked /lʊkt/ |
raised /reizd/ | A | |
2 | decided /dɪˈsaɪdɪd/ |
changed /tʃeɪndʒd/ carved /kɑːvd/ performed /pəˈfɔːmd/ |
A |
Có ba cách phát âm đuôi -s:
Ví dụ | /iz/ after /s/, /ʃ/, /ʧ/, /ʤ/,/ʒ/, /z/ |
/s/ |
/z/ |
Đáp án |
3 |
photographs /ˈfəʊtəɡrɑːfs/ picnics /ˈpɪknɪks/ workshops /ˈwɜːkʃɒps/ |
jeans /dʒiːnz/ | A | |
4 | fixes /fiksiz/ dances /dɑːnsiz/ manages /ˈmænɪdʒiz/ |
goes /ɡəʊz/ | A |
Lưu ý: Trên đây là một số quy tắc cơ bản để các em có thể dễ dàng nhận dạng và áp dụng. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn từ "wicked" được phiên âm là /ˈwɪkɪd/ mặc dù kết thúc bằng chữ /k/.
+ Trọng âm: Các em cần nhớ một số nguyên tắc về cách nhấn trọng âm đối với những từ có hai hoặc ba âm tiết, cách nhấn trọng âm ở một số đuôi nhất định.
Ví dụ: Mark the letter A, B, C, or D to indicate the word that differs from the other three in the position of primary stress in each of the following questions.
1 | A. afford | B. prepare | C. admire | D. modern |
2 | A. historic | B. puppeteer | C. lemonade | D. afternoon |
Ở ví dụ thứ nhất, bốn từ đều là các từ có hai âm tiết. Các từ ở đáp án A, B, C là động từ, do đó, theo nguyên tắc, trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ hai. Từ ở đáp án D là tính từ nên trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất. Vậy từ có cách nhấn trọng âm khác với các từ còn lại là đáp án D.
Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn "borrow" là động từ nhưng trọng âm lại rơi vào âm tiết thứ nhất, hay "cartoon" là danh từ nhưng trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. Một số từ có hai cách nhấn trọng âm như "import". "Import" nếu là danh từ thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất nhưng khi là động từ, trọng âm ở âm tiết thứ hai.
Ở ví dụ thứ hai, những từ có đuôi "ade, eer, oo hoặc oon" trọng âm sẽ rơi vào các đuôi này (tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ như "centigrade", trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất). Do đó, các từ ở đáp án B, C, D trọng âm rơi vào âm tiết thứ ba. Từ có đuôi "ic" trọng âm rơi vào âm tiết trước nó nên từ ở đáp án A có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai (ngoại lệ như Catholic, lunatic). Vậy từ có cách nhấn trọng âm khác với các từ còn lại là A.
Với các bài về trọng âm, ở mức độ cơ bản, các em chỉ cần ghi nhớ một số nguyên tắc là có thể làm được bài. Tuy nhiên thí sinh không nên bỏ qua một số trường hợp ngoại lệ.
- Lexico and Grammar (Từ vựng và ngữ pháp)
Đây là phần quan trọng vì nếu không trang bị đủ vốn từ, các em sẽ khó làm tốt cả những phần khác như giao tiếp, đọc hay viết. Thí sinh nên ôn luyện từ mới hàng ngày, đọc nhiều sách tiếng Anh để nhằm làm giàu vốn từ của mình, đồng thời nắm chắc các thời của động từ, dạng thức chủ động, bị động, câu trực tiếp, gián tiếp, cách dùng đại từ quan hệ, câu so sánh, cụm động từ, cách thành lập danh từ, tính từ, động từ và sử dụng các giới từ.
Phần này ngoài dạng bài chọn các đáp án đúng liên quan đến từ vựng và ngữ pháp còn có dạng bài nhận diện lỗi sai (error identification), tìm từ đồng nghĩa (synonyms – closest in meaning), trái nghĩa (antonyms – opposite in meaning). Dạng bài tìm từ trái nghĩa là phần học sinh dễ nhầm và hay sai nhất vì nhiều em không đọc kỹ đề bài, chọn ngay những từ đồng nghĩa mà người ra đề chủ ý đưa ra để đánh lừa học sinh.
Ví dụ: Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the word(s) OPPOSITE in meaning to the underlined word(s) in each of the following questions.
The UFO stayed in the sky for about thirty seconds, and then it went away.
A. disappeared | B. appeared | C. vanished | D. turned |
Để làm tốt dạng bài tập này, các em lưu ý nên gạch chân yêu cầu của đề bài để biết là bài tìm từ đồng nghĩa hay tìm từ trái nghĩa. Nhiều học sinh nhìn vào từ gạch chân ở câu này sẽ chọn ngay đáp án A vì nghĩa tương đương. Tuy nhiên đáp án A và C cùng nghĩa nên nếu chọn A, các em cũng phải chọn C. Từ đó các em sẽ biết không thể chọn A hay C. Vậy đáp án ngược nghĩa với disappear sẽ là appear. Đáp án của câu này là B.
- Communication (Giao tiếp): Gồm những hội thoại nhỏ (mini dialogues) xoay quanh nội dung giao tiếp hàng ngày như lời chào, lời khen, lời xin lỗi, lời mời... Các em cần xác định hội thoại thuộc chủ đề nào để đưa ra đáp phù hợp nhất.
- Reading (Đọc): Đây là phần học sinh thường ngại làm nhất và cũng có thể coi là phần khá khó với các em. Phần bài liên quan đến kỹ năng đọc thường sẽ có hai dạng:
+ Đọc và chọn từ điền vào chỗ trống (Cloze reading)
+ Đọc tìm nhiều thông tin như ý chính hay mục đích của bài; tìm thông tin chi tiết; đọc xác định thông tin được nêu hoặc không được nêu trong bài; đọc suy luận hàm ý hoặc tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa; đọc tìm từ hoặc cụm từ được nói đến hay quy chiếu đến...
Học sinh thường làm sai ở dạng bài đọc thứ hai một phần do các em chưa đủ vốn từ, phần khác do chưa biết cách làm bài.
Để khắc phục lỗi này, cô gợi ý một số cách làm bài hiệu quả sau đây:
+ Với câu hỏi tìm ý chính hay mục đích của bài, ở các dạng bài tập cơ bản (như bài thi vào lớp 10 THPT), thông thường ý chính nằm ở câu chủ đề hoặc câu đầu tiên của đoạn văn. Tuy nhiên đôi khi, câu chủ đề cũng có thể là câu cuối của đoạn văn.
+ Với việc đọc suy luận hàm ý, các em cần tìm từ chính, then chốt của câu hỏi, sau đó tìm câu hoặc đoạn có chứa các từ then chốt đó, loại trừ các câu sai để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi. Cách này cũng có thể áp dụng đối với việc đọc xác định thông tin được nêu hoặc không nêu trong bài.
+ Với việc đọc tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, các em cũng phải tìm câu có chứa các từ đó, tìm những gợi ý trong ngữ cảnh để hiểu nghĩa của từ, từ đó chọn đáp án mà ngữ cảnh thể hiện.
+ Với việc đọc tìm từ hoặc cụm từ được nói đến hoặc quy chiếu đến như "it/ them/ this/ that..." các em cũng phải tìm câu có chứa các từ hoặc cụm từ đó, đọc các câu trước đấy để tìm từ mà các từ hoặc cụm từ này nói đến.
- Writing (Viết): Dạng bài này tập trung chủ yếu vào kiến thức ngữ pháp hoặc cấu trúc câu
Ví dụ: Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the sentence that is closest in meaning to the original sentence in each of the following questions.
The children are eager to visit Hue next week.
A. The children are looking up to visiting Hue next week.
B. The children are looking forward to visiting Hue next week.
C. The children are looking up to visit Hue next week.
D. The children are looking forward to visit Hue next week.
Với dạng bài này, trước tiên các em phải xác định được đơn vị kiến thức của câu gốc cũng như của đáp án; gạch chân những điểm khác nhau giữa các đáp án và phân tích. "Eager to do sth" là háo hức làm gì; "to look up to sb = to admire sb" (loại trừ A và C); hoặc "to look up = to to try to find a piece of information by looking in a book or on a computer" (loại trừ A và C); "to look forward to doing sth = to be eager to do sth" (loại trừ D vì sai cấu trúc). Vậy đáp án đúng là B.
Phần này muốn làm tốt, các em nên luyện tập viết tự luận phần bài tập viết lại câu hoặc kết hợp câu thật nhiều. Học sinh cũng nên tìm hiểu thêm kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau như thể thao, văn hóa, xã hội, môi trường... Điều này sẽ giúp các em có vốn từ phong phú, hỗ trợ các em làm các bài tập liên quan đến kỹ năng đọc và viết.
Lưu ý với bài thi trắc nghiệm, các em cần chuẩn bị bút chì (tốt nhất bút chì 2B) và tẩy mới, tránh việc lúc tẩy lem nhem máy không nhận được đáp án.
Học sinh cần tô đầy đủ thông tin như số báo danh, mã đề thi ngay khi nhận được giấy thi và đề thi. Với những câu hỏi các em chắc chắn biết được câu trả lời, hãy tô luôn vào giấy thi, một phần tiết kiệm thời gian, một phần tránh để đến lúc cuối giờ khi chưa kịp làm hết bài, các em sẽ cuống và để mất điểm đáng tiếc (như bỏ sót hoặc tô lệch hàng).
Câu nào chưa làm được ngay, thí sinh đánh dấu vào đề thi để từ từ tìm câu trả lời. Các em cũng cần phân bổ thời gian một cách hợp lý, không nên quá tập trung vào một câu hỏi, làm ảnh hưởng đến tiến độ làm bài của các câu khác. Học sinh lưu ý không được để trống bất cứ câu trả lời nào. Hãy loại bỏ những đáp án sai (có thể dựa vào kiến thức đã học hoặc dựa vào trực giác) và lựa chọn đáp án đúng nhất.
Cuối cùng, để có tâm thế tốt trước kỳ thi, các em nên giữ sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái và tránh áp lực.
Cô giáo Cao Thu Hương
(Tổ trưởng tổ tiếng Anh, trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội)