Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Tày có 1.626.392 người, đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Cổng thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc cho hay, người Tày có mặt ở Việt Nam từ khoảng nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Hiện nay, họ cư trú ở vùng thung lũng các tỉnh Ðông Bắc, từ Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang đến Lào Cai, Yên Bái. Người Tày sống thành bản làng đông đúc, nhiều bản có tới hàng trăm nóc nhà.

Người dân tộc Tày biểu diễn hát then với đàn tính - loại hình nghề thuật đặc trưng của cộng đồng. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc.
Là cư dân nông nghiệp có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu đời người Tày đã biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các biện pháp thủy lợi như: đào mương, bắc máng, đắp bờ lấy nước tưới ruộng. Họ có tập quán đập lúa ở ngoài đồng trên những máng gỗ gọi là loỏng rồi mới dùng dậu gánh thóc về nhà. Ngoài lúa nước, người Tày còn trồng hoa màu, cây ăn quả, chăn nuôi nhiều loại gia súc gia cầm. Dệt thổ cẩm là nghề thủ công nổi tiếng ở cộng đồng này.
Câu 4: Dân tộc nào có dân số đông thứ hai trong cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam?