Người Hà Nhì thường sinh sống trên những vùng núi cao, khí hậu khắc nghiệt. Để sống chung với thiên nhiên, họ tạo ra những ngôi nhà trình tường bằng đất độc đáo, mát mẻ vào mùa hè và ấm cúng vào mùa đông.
Nhà trình tường là loại nhà phổ biến của một số dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc, tuy nhiên nhà của người Hà Nhì lại có những nét độc đáo riêng như: ghép đá làm phần móng, kè chân tường; trình tường bằng đất, ráp nối bộ khung nhà bằng gỗ, 4 mái hình thang cân, lợp gianh tạo thành hình chóp nhọn.

Nhà trình tường của người Hà Nhì tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Nhà của người Hà Nhì thường có móng sâu khoảng một mét, xếp đá để có độ bền cao, tránh ẩm ướt. Họ chọn loại đất núi có độ kết dính cao làm trình tường. Nhà có phần nền đất, phần sàn gỗ và sàn gác để thích ứng với điều kiện môi trường và khí hậu.
Theo phong tục của người Hà Nhì, trước khi đào móng làm nhà trình tường, gia chủ sẽ thả 3 hạt thóc xuống nền nhà tượng trưng cho: con người, chăn nuôi, nông nghiệp rồi làm lễ cầu con đàn cháu đống, chăn nuôi thuận lợi, được mùa thóc ngô...
Nhà của người Hà Nhì bao giờ cũng tựa lưng vào đồi và hướng về thung lũng. Theo quan niệm của dân tộc này, với hướng đó, của cải trong nhà sẽ đầy đặn, gia chủ gặp nhiều điều tốt lành.
Câu 4: Mâm cỗ cúng ngày Tết truyền thống của người Hà Nhì không thể thiếu món ăn nào sau đây?