Bộ đội biên phòng và dân quân xã A Vao tuần tra cột mốc biên giới. Video: Hoàng Táo
8h sáng, từ thôn Pa Lin (xã A Vao, huyện Đăkrông), các chiến sĩ đồn biên phòng A Vao cùng với dân quân tự vệ xã này bắt đầu vào rừng để đi tuần cột mốc biên giới. Mỗi chuyến tuần tra cột mốc thường có 10 đến 20 người, gồm các chiến sĩ biên phòng, dân quân, và dân bản.
8h sáng, từ thôn Pa Lin (xã A Vao, huyện Đăkrông), các chiến sĩ đồn biên phòng A Vao cùng với dân quân tự vệ xã này bắt đầu vào rừng để đi tuần cột mốc biên giới. Mỗi chuyến tuần tra cột mốc thường có 10 đến 20 người, gồm các chiến sĩ biên phòng, dân quân, và dân bản.
Dọc đường đi, trưởng thôn Pa Lin Hồ Văn Nhiên dùng dao đẽo các gốc cây lớn để đánh dấu cho người dân và dân quân mới đi tuần tra không lạc đường. Anh Nhiên cho biết, toàn thôn có hơn 100 dân quân tự vệ, được phân công để luân phiên tuần tra cột mốc, bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Dọc đường đi, trưởng thôn Pa Lin Hồ Văn Nhiên dùng dao đẽo các gốc cây lớn để đánh dấu cho người dân và dân quân mới đi tuần tra không lạc đường. Anh Nhiên cho biết, toàn thôn có hơn 100 dân quân tự vệ, được phân công để luân phiên tuần tra cột mốc, bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Một chiến sĩ biên phòng dừng chân nghỉ giải lao sau khi vượt qua con dốc dựng đứng.
Xã Pa Lin có hơn 22,8km đường biên giới giáp nước bạn Lào, với 10 cột mốc quốc gia. Có bốn cột mốc được đặt ở nơi địa hình hiểm trở, khó khăn, dốc dựng đứng.
Thượng tá Ngô Đức Tuyến, Trưởng đồn biên phòng A Vao cho biết: "Có một số cột mốc khó khăn đi và về mất một ngày đường. Có một số điểm, chúng tôi phải phối hợp, đi lên từ phía Lào".
Một chiến sĩ biên phòng dừng chân nghỉ giải lao sau khi vượt qua con dốc dựng đứng.
Xã Pa Lin có hơn 22,8km đường biên giới giáp nước bạn Lào, với 10 cột mốc quốc gia. Có bốn cột mốc được đặt ở nơi địa hình hiểm trở, khó khăn, dốc dựng đứng.
Thượng tá Ngô Đức Tuyến, Trưởng đồn biên phòng A Vao cho biết: "Có một số cột mốc khó khăn đi và về mất một ngày đường. Có một số điểm, chúng tôi phải phối hợp, đi lên từ phía Lào".
Sau hai tiếng đi xuyên rừng, đội tuần tra đặt chân đến cột mốc biên giới 624. Trong lần đi tuần tra này, lực lượng sẽ kiểm tra hai cột mốc 624 và 625, những mốc mới được cắm thêm vào năm 2011.
Tham gia tuần tra lần này có nữ dân quân Hồ Thị Nòng, 18 tuổi. Nòng cho hay đây là lần thứ hai em tham gia tuần tra mốc quốc giới nên khi vừa đến nơi, cô gái bẻ một cành cây quét sạch lá rụng trên sân cột mốc.
Sau hai tiếng đi xuyên rừng, đội tuần tra đặt chân đến cột mốc biên giới 624. Trong lần đi tuần tra này, lực lượng sẽ kiểm tra hai cột mốc 624 và 625, những mốc mới được cắm thêm vào năm 2011.
Tham gia tuần tra lần này có nữ dân quân Hồ Thị Nòng, 18 tuổi. Nòng cho hay đây là lần thứ hai em tham gia tuần tra mốc quốc giới nên khi vừa đến nơi, cô gái bẻ một cành cây quét sạch lá rụng trên sân cột mốc.
Lực lượng tuần tra phát quang bụi rậm, cỏ dại, kiểm tra các dấu vết trên mốc quốc giới, đảm bảo nguyên trạng, không hư hỏng, sụt lún.
Các cuộc tuần tra cột mốc có thể được thực hiện hàng tháng và hàng quý, đơn phương và song phương. Các chuyến tuần tra song phương thực hiện theo quý, phối hợp cùng Đại đội biên phòng 511 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Salavan (Lào).
Lực lượng tuần tra phát quang bụi rậm, cỏ dại, kiểm tra các dấu vết trên mốc quốc giới, đảm bảo nguyên trạng, không hư hỏng, sụt lún.
Các cuộc tuần tra cột mốc có thể được thực hiện hàng tháng và hàng quý, đơn phương và song phương. Các chuyến tuần tra song phương thực hiện theo quý, phối hợp cùng Đại đội biên phòng 511 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Salavan (Lào).
Binh nhất Trần Trường Sơn đang đặt tấm biển đánh dấu ngày tuần tra để chụp ảnh báo cáo. Sơn cho hay, đây là lần đầu tham gia tuần tra biên giới. "Tôi rất tự hào khi tham gia chuyến tuần tra này. Đây là kỷ niệm đáng nhớ trong thời gian đi nghĩa vụ quân sự", anh lính trẻ nói.
Binh nhất Trần Trường Sơn đang đặt tấm biển đánh dấu ngày tuần tra để chụp ảnh báo cáo. Sơn cho hay, đây là lần đầu tham gia tuần tra biên giới. "Tôi rất tự hào khi tham gia chuyến tuần tra này. Đây là kỷ niệm đáng nhớ trong thời gian đi nghĩa vụ quân sự", anh lính trẻ nói.
Sau khi làm vệ sinh, phát quang và kiểm tra mốc quốc giới, toàn đội tuần tra thực hiện nghi thức chào cột mốc biên giới quốc gia.
Sau khi làm vệ sinh, phát quang và kiểm tra mốc quốc giới, toàn đội tuần tra thực hiện nghi thức chào cột mốc biên giới quốc gia.
Việc theo dõi, bảo vệ cột mốc còn có sự tham gia tự nguyện những rất nhiệt tình của người dân. Anh Hồ Văn Súc (phải), nhà ở gần cột mốc 625 từ nhiều năm nay thường xuyên lên cột mốc phát dọn cây cỏ, kiểm tra và báo về Đồn biên phòng nếu có sự cố.
Mỗi chuyến tuần tra, các chiến sĩ biên phòng lại ghé thăm và tặng bánh kẹo cho các con anh Súc.
Việc theo dõi, bảo vệ cột mốc còn có sự tham gia tự nguyện những rất nhiệt tình của người dân. Anh Hồ Văn Súc (phải), nhà ở gần cột mốc 625 từ nhiều năm nay thường xuyên lên cột mốc phát dọn cây cỏ, kiểm tra và báo về Đồn biên phòng nếu có sự cố.
Mỗi chuyến tuần tra, các chiến sĩ biên phòng lại ghé thăm và tặng bánh kẹo cho các con anh Súc.
Sau khi kiểm tra hai cột mốc 624 và 625, đội tuần tra trở về thôn Pa Lin lúc 12h.
Xã A Vao có 3.100 hộ với hơn 6.000 khẩu, chủ yếu dân tộc thiểu số Pa Kô. Một nửa là hộ nghèo nhưng người dân ý thức rất cao về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia và phối hợp rất chặt chẽ với biên phòng giữ vững hệ thống đường biên, mốc quốc giới cũng như trị an ở địa phương.
Sau khi kiểm tra hai cột mốc 624 và 625, đội tuần tra trở về thôn Pa Lin lúc 12h.
Xã A Vao có 3.100 hộ với hơn 6.000 khẩu, chủ yếu dân tộc thiểu số Pa Kô. Một nửa là hộ nghèo nhưng người dân ý thức rất cao về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia và phối hợp rất chặt chẽ với biên phòng giữ vững hệ thống đường biên, mốc quốc giới cũng như trị an ở địa phương.
Hoàng Táo