Nằm giữa sông Đồng Nai giáp ranh Đồng Nai, Bình Dương và TP HCM, cù lao Ba Xê, phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa, được xem là "đảo ngọc" với khung cảnh yên bình, khí hậu mát mẻ, cây trái xum xuê, từng là điểm đến lý tưởng của khách mê du lịch đường sông.
Nằm giữa sông Đồng Nai giáp ranh Đồng Nai, Bình Dương và TP HCM, cù lao Ba Xê, phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa, được xem là "đảo ngọc" với khung cảnh yên bình, khí hậu mát mẻ, cây trái xum xuê, từng là điểm đến lý tưởng của khách mê du lịch đường sông.
Năm 2007, cù lao được UBND tỉnh Đồng Nai quy hoạch giới thiệu Công ty dệt Phong Phú thực hiện khu du lịch sinh thái. Năm 2015 dự án này bị hủy và tỉnh giao lại cho Công ty TNHH dịch vụ thương mại Hoàng Gia Bảo làm chủ đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa triển khai.
Đối nghịch với đô thị hiện đại bên kia sông khoảng 100 m, cuộc sống người dân cù lao vẫn gắn bó với ruộng vườn sông nước.
Năm 2007, cù lao được UBND tỉnh Đồng Nai quy hoạch giới thiệu Công ty dệt Phong Phú thực hiện khu du lịch sinh thái. Năm 2015 dự án này bị hủy và tỉnh giao lại cho Công ty TNHH dịch vụ thương mại Hoàng Gia Bảo làm chủ đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa triển khai.
Đối nghịch với đô thị hiện đại bên kia sông khoảng 100 m, cuộc sống người dân cù lao vẫn gắn bó với ruộng vườn sông nước.
Có vị trí "đắc địa", tưởng cư dân sẽ có cuộc sống an yên song 17 năm nay, hơn 100 hộ dân vẫn thấp thỏm không biết dự án khi nào mới triển khai để ổn định cuộc sống.
Bà Nguyễn Ngọc Lan, 60 tuổi, cho biết dự án treo khiến gia đình không thể xây dựng, sửa chữa hay mua bán nhà. Cuộc sống gia đình giờ chỉ trồng trọt và chăn nuôi nhỏ lẻ, con cái lớn qua thành phố làm việc.
Có vị trí "đắc địa", tưởng cư dân sẽ có cuộc sống an yên song 17 năm nay, hơn 100 hộ dân vẫn thấp thỏm không biết dự án khi nào mới triển khai để ổn định cuộc sống.
Bà Nguyễn Ngọc Lan, 60 tuổi, cho biết dự án treo khiến gia đình không thể xây dựng, sửa chữa hay mua bán nhà. Cuộc sống gia đình giờ chỉ trồng trọt và chăn nuôi nhỏ lẻ, con cái lớn qua thành phố làm việc.
Do cù lao không có nước sạch, gia đình bà Lan vẫn hứng nước mưa để sinh hoạt. "Mùa khô dùng nước sông Đồng Nai, còn ăn uống phải mua nước bình từ trung tâm thành phố đưa qua", bà Lan nói.
Theo quy hoạch dự án du lịch, cù lao sẽ được cấp nước 460 m3 mỗi ngày. UBND phường đã có đề xuất cấp nước bên bờ cho người dân sang sông lấy nước sạch về sinh hoạt.
Do cù lao không có nước sạch, gia đình bà Lan vẫn hứng nước mưa để sinh hoạt. "Mùa khô dùng nước sông Đồng Nai, còn ăn uống phải mua nước bình từ trung tâm thành phố đưa qua", bà Lan nói.
Theo quy hoạch dự án du lịch, cù lao sẽ được cấp nước 460 m3 mỗi ngày. UBND phường đã có đề xuất cấp nước bên bờ cho người dân sang sông lấy nước sạch về sinh hoạt.
Do không có đường đi, hầu hết hộ dân sinh sống dọc sông và các kênh nhỏ để tiện đi lại bằng thuyền. "Mỗi lần mưa gió hay đêm khuya cũng không dám đi thuyền vì sợ tai nạn, khi con nước xuống cũng lực bất tòng tâm vì kênh cạn trơ đáy thuyền không thể đi lại", bà nói.
Theo quy hoạch phê duyệt 1/500 của UBND tỉnh Đồng Nai năm 2017, cù lao sẽ có 3 cây cầu nói qua trung tâm thành phố, tuy nhiên dự án vẫn chưa triển khai nên người dân vẫn mỏi mòn chờ đợi. Năm 2016, khi cầu Ghềnh sập, UBND tỉnh Đồng Nai từng có ý tưởng đưa 3 nhịp cầu về nối ra cù lao song không thực hiện được vì quá nặng.
Do không có đường đi, hầu hết hộ dân sinh sống dọc sông và các kênh nhỏ để tiện đi lại bằng thuyền. "Mỗi lần mưa gió hay đêm khuya cũng không dám đi thuyền vì sợ tai nạn, khi con nước xuống cũng lực bất tòng tâm vì kênh cạn trơ đáy thuyền không thể đi lại", bà nói.
Theo quy hoạch phê duyệt 1/500 của UBND tỉnh Đồng Nai năm 2017, cù lao sẽ có 3 cây cầu nói qua trung tâm thành phố, tuy nhiên dự án vẫn chưa triển khai nên người dân vẫn mỏi mòn chờ đợi. Năm 2016, khi cầu Ghềnh sập, UBND tỉnh Đồng Nai từng có ý tưởng đưa 3 nhịp cầu về nối ra cù lao song không thực hiện được vì quá nặng.
Phần lớn người dân cù lao đánh bắt cá trên sông Đồng Nai. Kinh tế phát triển, nhiều hộ dân từ bỏ nghề đánh cá, qua thành phố làm công nhân, buôn bán... nên ở cù lao xuất hiện nhiều thuyền bỏ không hư hỏng.
Phần lớn người dân cù lao đánh bắt cá trên sông Đồng Nai. Kinh tế phát triển, nhiều hộ dân từ bỏ nghề đánh cá, qua thành phố làm công nhân, buôn bán... nên ở cù lao xuất hiện nhiều thuyền bỏ không hư hỏng.
Ngoài khó khăn về cuộc sống, nhiều năm nay người dân sống trong âu lo khi mực nước sông Đồng Nai ngày càng dâng cao hơn. "Hai năm nay nước bắt đầu dâng lên chừng 50 cm gây ngập vườn, nhà, trước giờ không có chuyện ngập úng này", ông Nguyễn Ngọc Bình, 47 tuổi chỉ mực nước năm nay nói.
Ngoài khó khăn về cuộc sống, nhiều năm nay người dân sống trong âu lo khi mực nước sông Đồng Nai ngày càng dâng cao hơn. "Hai năm nay nước bắt đầu dâng lên chừng 50 cm gây ngập vườn, nhà, trước giờ không có chuyện ngập úng này", ông Nguyễn Ngọc Bình, 47 tuổi chỉ mực nước năm nay nói.
Do nhà không được sửa chữa, gia đình ông Bình phải làm tạm túp lều sau nhà cao hơn nền cũ chừng 50 cm để trú ngụ khi nước ngập.
"Cù lao chỉ nằm cách khu đô thị Long Hưng chừng 700 m. Trước đây khu vực đó là cánh đồng nay được các chủ đầu tư lấp đất xây khu đô thị với hàng nghìn ha đã khiến mực nước ở cù lao dâng cao hơn mỗi khi đỉnh triều", ông Bình nói.
Do nhà không được sửa chữa, gia đình ông Bình phải làm tạm túp lều sau nhà cao hơn nền cũ chừng 50 cm để trú ngụ khi nước ngập.
"Cù lao chỉ nằm cách khu đô thị Long Hưng chừng 700 m. Trước đây khu vực đó là cánh đồng nay được các chủ đầu tư lấp đất xây khu đô thị với hàng nghìn ha đã khiến mực nước ở cù lao dâng cao hơn mỗi khi đỉnh triều", ông Bình nói.
Gần đó, ông Phạm Minh Đức, 53 tuổi, phải sửa chữa lại căn chòi bên cạnh nhà để cho vợ chồng đứa con mới cưới sinh sống.
Ông Trương Văn Khiêm, Phó chủ tịch UBND phường Long Bình Tân, cho biết cuộc sống người dân gặp khó khăn, phường nhiều lần báo cáo lên cấp trên và có ý kiến với chủ đầu tư đề nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện. "Trường hợp không thể tiếp tục thì đề nghị thành phố và tỉnh xem xét xóa bỏ dự án, rút giấy phép để người dân ổn định cuộc sống", ông Khiêm nói.
Gần đó, ông Phạm Minh Đức, 53 tuổi, phải sửa chữa lại căn chòi bên cạnh nhà để cho vợ chồng đứa con mới cưới sinh sống.
Ông Trương Văn Khiêm, Phó chủ tịch UBND phường Long Bình Tân, cho biết cuộc sống người dân gặp khó khăn, phường nhiều lần báo cáo lên cấp trên và có ý kiến với chủ đầu tư đề nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện. "Trường hợp không thể tiếp tục thì đề nghị thành phố và tỉnh xem xét xóa bỏ dự án, rút giấy phép để người dân ổn định cuộc sống", ông Khiêm nói.
Nước ngập ở các vườn cây ăn trái khiến nhiều cây như xoài, chôm chôm, vú sữa... chết dần. Theo chính quyền địa phương, trước đây cù lao có cây ăn trái, lúa, song hiện nay diện tích bị thu hẹp, hầu như không còn.
Nước ngập ở các vườn cây ăn trái khiến nhiều cây như xoài, chôm chôm, vú sữa... chết dần. Theo chính quyền địa phương, trước đây cù lao có cây ăn trái, lúa, song hiện nay diện tích bị thu hẹp, hầu như không còn.
Nước ngập cũng khiến nhiều gia đình phải bỏ nhà, chuyển qua trung tâm thành phố Biên Hòa thuê trọ ở. Hiện cù lao có gần 10 căn nhà phải bỏ hoang như vậy, một phần do tốc mái, sập từ trước khi cũ.
Theo UBND phường Long Bình Tân, từ 100 hộ trước năm 2017, hiện nay cù lao Ba Xê có còn khoảng 84 hộ sinh sống.
Ông Đỗ Khôi Nguyên, Chủ tịch UBND TP Biên Hòa, nói dự án gặp vướng mắc trong vấn đề quy hoạch và luật đất đai, chờ cơ quan chức năng giải quyết theo đúng quy trình. Trong khi đó, một lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đồng Nai cho biết dự án đang được chủ đầu tư triển khai giải phóng mặt bằng.
Nước ngập cũng khiến nhiều gia đình phải bỏ nhà, chuyển qua trung tâm thành phố Biên Hòa thuê trọ ở. Hiện cù lao có gần 10 căn nhà phải bỏ hoang như vậy, một phần do tốc mái, sập từ trước khi cũ.
Theo UBND phường Long Bình Tân, từ 100 hộ trước năm 2017, hiện nay cù lao Ba Xê có còn khoảng 84 hộ sinh sống.
Ông Đỗ Khôi Nguyên, Chủ tịch UBND TP Biên Hòa, nói dự án gặp vướng mắc trong vấn đề quy hoạch và luật đất đai, chờ cơ quan chức năng giải quyết theo đúng quy trình. Trong khi đó, một lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đồng Nai cho biết dự án đang được chủ đầu tư triển khai giải phóng mặt bằng.
Phước Tuấn