Buổi tư vấn trực tuyến chủ đề 'Tiêu chuẩn nào cho sinh viên số thời Cách mạng 4.0' thu hút lượng quan tâm lớn của độc giả với hơn 100 câu hỏi gửi về chương trình. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc những việc làm "hot" trong thời gian tới; cơ hội việc làm và mức lương cho sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT, đặc biệt là chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật.
Ông Lê Hùng Cường - Giám đốc trung tâm dịch vụ số, ban Chuyển đổi số Tập đoàn FPT cho biết, công nghệ sẽ được áp dụng vào từng ngóc ngách nhỏ của cuộc sống giúp mọi thứ trở nên tiện lợi hơn. Đáp ứng nhu cầu đó, nguồn nhân lực cho ngành Công nghệ thông tin là vấn đề cấp thiết.
Đặc biệt, theo Kết quả điều tra về xu hướng mới nhất và những chuyển biến trong tương lai của nguồn nhân lực IT được Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản thực hiện vào năm 2016, lĩnh vực IT từ lâu đã thiếu hụt nhân lực. Ngành nghề trong tương lai sẽ cần bổ sung một nguồn lực lớn cả về lượng và về chất là các ngành kỹ thuật IT công nghệ cao như: Big data, trí tuệ nhân tạo (AI), IOT, Robot. Trong đó, Bộ dự đoán AI, Big data và IOT tương lai sẽ thiếu nhân lực nhiều nhất.
Về mức thu nhập khởi điểm, ông Cường cho rằng, điều này phụ thuộc vào năng lực của sinh viên. Một sinh viên khá giỏi với năng lực ngoại ngữ tốt làm việc trực tiếp cho các khách hàng ở nước ngoài có thể kiếm mức thu nhập hàng nghìn USD một tháng. Tuy nhiên, dù thế nào, sinh viên mới ra không nên quá chú trọng lương khởi điểm mà hãy tích luỹ kinh nghiệm. Có kinh nghiệm và chứng minh được bản thân, thu nhập các bạn sẽ tự thay đổi phù hợp và xứng đáng.
Dưới đây là nội dung buổi phỏng vấn:
- Anh Cường đánh giá thế nào về việc số hoá cuộc sống khiến con người mất tự do hơn, mất đi nhiều việc làm hơn. Anh có lời khuyên nào để thích ứng với cuộc sống được phủ công nghệ toàn bộ như hiện nay không? (Thanh Phong, 18 tuổi, Thạch Thất, Long Biên)
- Ông Lê Hùng Cường - Giám đốc trung tâm dịch vụ số, ban Chuyển đổi số Tập đoàn FPT:
Khi công nghệ đi vào đời sống nó có hai mặt mất tự do - tự do, mất việc - nhiều việc làm hơn, nó phụ thuộc vào cách chúng ta nhìn nhận và thích ứng với môi trường mới này. Chúng ta nên nhìn về mặt tích cực, với vô số các công nghệ, phương tiện mới sinh ra trong 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước, thì tỷ lệ thất nghiệp vẫn giữ một mức tương đối ổn định, mất một công việc nhưng sẽ tạo ra nhiều các công việc khác. Ví dụ, trước kia con người mất rất nhiều thời gian tra cứu số điện thoại trên cuốn danh bạ hàng mấy trăm trang thì bây giờ chỉ mất 2 giây hay ngày trước trao đổi công việc qua một bức thư tay cần vài tháng thì nay chỉ cần một giây để gửi thông điệp qua email. Thời gian thừa đó chúng ta làm được nhiều việc khác. Vậy rõ ràng chúng ta đang được tự do hơn.
Trong cách mạng 4.0 có rất nhiều nhà máy không đèn được sinh ra, máy móc dần thay thế con người, công việc mất đi chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Thực tế khi công việc này mất đi thì lại có công việc khác được sinh ra. Ví dụ, nhu cầu nhân lực trong nghành IT tăng trưởng nhanh chóng, có những công việc mới được sinh ra.
Để thích ứng với cuộc sống 4.0 các bạn cần thay đổi. Tôi nghĩ rất nhiều bạn trẻ đã và đang thích ứng với công nghệ mới nhưng các bạn cần kiểm soát bản thân tốt hơn để hướng tới sự cân bằng và thu nạp những thứ tốt, có ích. Thực tế nhất là việc sử dụng mạng xã hội Facebook - đó sẽ là một phương tiện tốt để giao lưu liên lạc cập nhật các thông tin có ích, nhưng cũng có thể là nơi khiến bạn mất nhiều thời gian cho những việc không hiệu quả, không mục đích.
Các khách mời có mặt tại tòa soạn VnExpress để trả lời câu hỏi của độc giả. |
- Với những thay đổi của cuộc cách mạng 4.0, sinh viên cần làm gì để sau 4 năm ra trường có thể bắt nhịp ngay với công việc mà không bị lạc hậu? (Trần Công Thành, 51 tuổi, Vũng Tàu)
- Bà Vũ Thu Chinh:
Cuộc cách mạng 4.0 đang biến đổi cách sống, làm việc và giao tiếp của con người theo cách hoàn toàn mới. Để các bạn trẻ có thể bắt nhịp với công việc ngay khi ra trường, ngoài việc học tập và nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ trong nhà trường, các bạn sinh viên cần chủ động tích luỹ và nâng cao tri thức về công nghệ thông tin cho mình
Việc thông thạo ngoại ngữ cũng sẽ giúp các bạn trẻ chủ động cập nhật kịp thời và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất của thế giới số vào cuộc sống, tích cực hình thành các thói quen và văn hoá số.
Tham gia các chương trình thực tập doanh nghiệp, các câu lạc bộ chuyên môn tại trường sẽ giúp sinh viên tích luỹ được các kinh nghiệm và yêu cầu thực tế của thị trường lao động ngay trong quá trình học.
Như vậy mới có cơ hội cạnh tranh việc làm, mở ra cánh cửa để bước vào sân chơi toàn cầu hóa.
- Thưa ông Cường, xin ông cho biết tình hình công nghệ 4.0 ở Việt Nam hiên nay như thế nào? Có những đơn vị nào đang tiên phong trong cách mạng 4.0? (mailanthuong, 24 tuổi, Quận Hải Châu, Đà Nẵng)
- Ông Lê Hùng Cường:
Trên báo đài, các bạn có thể nghe đến việc Chính phủ kỳ vọng rất lớn vào việc thay đổi kinh tế, xã hội Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0. Cụ thể, Chính phủ có hàng loạt đề án, dự án để triển khai công nghệ 4.0 vào quản lý, xây dựng hạ tầng quốc gia số. Đây là tín hiệu rất tích cực và sẽ giúp ích cho tất cả mọi người dân Việt Nam. Với công nghệ 4.0, mọi người sẽ thuận tiện hơn trong các thủ tục hành chính, bớt dần việc xếp hàng nộp giấy tờ và thay vào đó là xử lý chỉ bằng một click.
Các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh đang rất quan tâm vào việc nghiên cứu áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất kinh doanh. Một trong những đơn vị tiêu biểu là FPT. FPT đã thành lập công ty con chuyên về tư vấn và triển khai chuyển đổi số vào đầu 2019 và đang thực hiện chuyển đổi số cho tất cả các công ty thành viên từ đầu 2019 cũng như các khách hàng của mình.
Ông Lê Hùng Cường - Giám đốc Học viện Số FPT. |
- Năm nay, em trai mình thi tốt nghiệp THPT, có nguyện vọng muốn theo học Đại học tại FPT ngành Trí tuệ nhân tạo. Vậy trường có thể cho mình biết cơ hội nghề nghiệp của ngành này như thế nào? Nếu em mình theo học và sau một năm thấy không theo được, có được chuyển sang ngành học khác. Đây là ngành quá mới, gia đình mình muốn cho em học nhưng rất băn khoăn, mong được cung cấp nhiều thông tin. (Hải Minh, 25 tuổi, Hà Nội)
- Bà Vũ Thu Chinh:
Sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo (AI) cùng làn sóng Cách mạng công nghiệp 4.0 khiến không ít bậc phụ huynh và các bạn trẻ băn khoăn về vai tròcủa trường đại học và cơ hội việc làm của ngành này. Trí tuệ nhân tạo (AI)là yếu tố quan trọng nhất trong kỷ nguyên số. AI có mặt và làm thay đổi tích cực tất cả các lĩnh vực của đời sống: tài chính ngân hàng, công nghiệp nặng, vận tải, ... Cơ hội dành cho những người mạnh dạn nắm bắt và lập tức tiến vào xu hướng phát triển này là rất lớn.
Tốt nghiệp chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo (AI), sinh viên ĐH FPT có thể làm: nhà khoa học dữ liệu; nhà khoa học - nhà phân tích - kỹ thuật viên AI; nhà phân tích - kỹ thuật viên học máy; tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp; phân tích kinh doanh; quản lý dữ liệu; kỹ sư dữ liệu; nhà phát triển hệ thống AI. Hoặc làm việc tại công ty công nghệ; các công ty khởi nghiệp vàkhởi nghiệp giai đoạn đầu; viện nghiên cứu; công ty viễn thông; doanh nghiệp sản xuất
Trong quá trình học tại Đại học FPT, sinh viên có thể chuyển ngành/chuyên ngành khác nếu đáp ứng điều kiện đầu vào của ngành/chuyên ngành muốn chuyển.
- Em được biết anh khởi nghiệp từ rất sớm. Em đã ra trường và có việc làm ổn định với mức lương khá ổn - vị trí công việc là mơ ước của nhiều người nhưng em có ước mơ khởi nghiệp. Theo anh em có nên bỏ nó để khởi nghiệp? (Bình, 28 tuổi, Hà Nội)
- Anh Trần Trung Hiếu, Nhà sáng lập, CEO Công ty cổ phần TopCV:
Chúng ta chỉ nên bắt đầu khởi nghiệp khi có những yếu tố sau: Có một ý tưởng đủ tốt; có đủ đam mê để theo đuổi; có kinh nghiệm liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ mình sẽ làm. Bạn cần xem lại mình đã có những yếu tố nào rồi để dễ dàng quyết định hơn.
- Thưa ông Lê Hùng Cường, cuộc cách mạng số 4.0 sẽ tạo nên những biến đổi như thế nào tới xã hội hiện nay nói chung và nguồn nhân lực ngành CNTT nói riêng? Cơ hội việc làm của ngành IoT và AI trong 5 năm tới sẽ như thế nào? (Trần Kiều Trinh, 17 tuổi, Thanh Hóa)
- Ông Lê Hùng Cường:
Công nghệ sẽ được áp dụng vào từng ngóc ngách nhỏ nhất của cuộc sống giúp cuộc sống tiện lơi hơn, kết nối hơn, hạnh phúc hơn... Đáp ứng nhu cầu đó nguồn nhân lực cho ngành Công nghệ thông tin sẽ là vấn đề cấp thiết. Theo Vietnamwork, Việt Nam sẽ thiếu hụt khoảng 78.000 nhân lực CNTT mỗi năm và đến năm 2020 sẽ thiếu hơn nửa triệu nhân lực của ngành này.
Hiện tại, số lượng dự án, việc làm về các mảng công nghệ mới như IoT, AI, Bigdata đang tăng lên rất nhanh và mức lương khởi điểm cao hơn so với các lĩnh vực công nghệ khác. Ở Việt Nam, nhu cầu nhân lực chất lượng cao ngành CNTT nói chung và lĩnh vực IoT nói riêng trong vòng 20 năm tới được xác định với quy mô lên tới hàng triệu kỹ sư. Cơ hội nghề nghiệp rộng mở rộng với các kỹ sư tương lai khi thời gian vừa qua, lĩnh vực này đã thu hút sự quan tâm đầu tư phát triển lớn của các tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin trong nước cũng như quốc tế (Viettel, VNPT, Mobifone, FPT, CMC, Samsung, LG, Intel, Microsoft, IBM, Google...)
- Trong cuộc CM 4.0, ĐH FPT trang bị cho sinh viên những gì để các em chủ động hội nhập, làm chủ công việc khi ra trường? (Mai Hương, 20 tuổi)
- Bà Vũ Thu Chinh:
Để giúp sinh viên tự tin hội nhập và làm chủ công nghệ trong cuộc cạnh tranh việc làm của cách mạng 4.0, ĐH FPT chú trọng trang bị các kỹ năng và tri thức số cho sinh viên thông qua môi trường giáo dục chuyển đổi số, đồng thời tạo văn hoá số cho người đọc... Trong đó, nội dung các chương trình học của trường được định hướng kinh tế số, đặc biệt là ở các chuyên ngành IoT, AI, Digital Marketing... Phương pháp học tập cũng dần được chuyển đổi theo hướng số (học liệu số, eTextbook, MOOC – based... Sinh viên cũng được làm quen với văn hoá số (bảng điểm online, đăng ký môn học online, sử dụng thư viện online...)
Sinh viên đồng thời cũng được trang bị các kỹ năng mềm, thành thạo ngoại ngữ để tự tin hội nhập thế giới và tiếp cận công nghệ mới.
Sau 5 học kỳ đầu tiên, với tiếng Anh và các kỹ năng cơ bản của ngành học, sinh viên bước vào giai đoạn kỳ OJT – học trong môi trường doanh nghiệp. Tại đây sinh viên được tham gia trực tiếp vào các dự án thực và có thể được trả lương. Từ đó tích luỹ kinh nghiệm làm việc thực tế, cập nhật các kiến thức và yêu cầu của thị trường lao động phục vụ cho công việc sau này.
- Anh Hiếu ơi, là sinh viên khối kỹ thuật nhưng lại muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực ăn uống thì có được không ạ? (Cao Anh Tuấn, 19 tuổi, Hải Phòng)
- Anh Trần Trung Hiếu:
Có được tinh thần khởi nghiệp, là phải luôn nung nấu ý định khởi nghiệp, khi thấy có cơ hội kinh doanh là làm ngay bằng nguồn lực của mình, không đủ thì vận động nguồn lực người khác cùng tham gia, vì cũng ý tưởng đó, mình không làm người khác làm mất. Ăn uống luôn là lĩnh vực có khách hàng, sẽ có nhiều người học kỹ thuật nhảy vào lĩnh vực ăn uống - thực phẩm, tuy nhiên khi làm cần lưu ý đến phân khúc khách hàng và việc áp dụng công nghệ cao như thế nào.
- Con tôi có mức học bình thường, chỉ biết cháu rất thích máy tính, cũng hay chơi game. Tôi không biết là có nên cho cháu theo học ngành CNTT của trường không? Học lực trung bình khá ở cấp 3 có khiến cháu không theo được chương trình của ĐH FPT không? (Đồng Anh, 50 tuổi, Thanh Hóa)
- Bà Vũ Thu Chinh:
Học gì, làm gì cũng cần có tình yêu, sự đam mê. Đây sẽ là chất xúc tác để đạt hiệu quả cao, thành công hơn. Cháu nhà mình thích máy tính, hay chơi game thì ngành CNTT là một hướng phù hợp để cháu theo đuổi. Học ngành CNTT tại ĐH FPT, cháu sẽ được trang bị những kiến thức về lập trình, giải thuật, dữ liệu, hệ điều hành, mạng máy tính, quy trình phát triển phần mềm, quản trị dự án CNTT, tới các công nghệ mới như IoT, trí tuệ nhân tạo... Trên cơ sở nền tảng, cháu hoàn toàn có thể học tập, phát triển và theo đuổi theo hướng phát triển game - Game Development chẳng hạn.
Khi theo học CNTT tại Đại học FPT, sinh viên sẽ được đào tạo từ đầu, với những môn học khác hoàn toàn so với cấp 3, cộng thêm sự yêu thích với chuyên ngành theo học thì học lực cấp 3 sẽ không phải là trở ngại để cháu nhà mình tiếp thu kiến thức mới.
Anh Trần Trung Hiếu – Tổng Giám Đốc Công ty TopCV Việt Nam – một trong những cựu sinh viên Công nghệ thông tin xuất sắc của trường. |
- Em muốn trở thành nhà khởi nghiệp và bắt đầu công ty về lĩnh vực phần mềm của em thay vì phí hoài thời gian ở đại học. Anh Hiếu cho em xin lời khuyên? (Nguyễn Lan Chi, 17 tuổi, Hà Nội)
- Anh Trần Trung Hiếu:
Trước tiên em phải có ý tưởng khởi nghiệp đặc sắc, vì khởi nghiệp là tạo ra sản phẩm/ dịch vụ đáp ứng nhu cầu có thật, có cách tiếp cận độc đáo, mới mẻ, mang lại lợi ích nhiều hơn cho khách hàng, và cạnh tranh được với các đối thủ khác. Nếu như cơ hội khởi nghiệp chín muồi, thì tạm gác lại việc học đại học, bảo lưu để khởi nghiệp là một lựa chọn tốt. Tấm bằng đại học lấy lúc nào cũng được, còn cơ hội khởi nghiệp không nắm bắt thì sẽ trôi tuột mất.
- Chào anh Cường, theo anh, cuộc cách mạng 4.0 mang đến những công nghệ mới nào cho tương lai?
(Nguyễn Đức Nam, 50 tuổi, Nghệ An)
- Ông Lê Hùng Cường:
Chào anh Đức Nam, tôi xin trả lời câu hỏi của anh như sau. Có rất nhiều công nghệ sẽ được áp dụng vào cuộc sống và công việc trong tương lai như Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data), robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions...) và công nghệ nano.
Để tồn tại, chúng ta cần thích ứng với những kỹ năng mới. Một là, tăng cường ngoại ngữ bởi ngoại ngữ là chìa khoá đầu tiên để các bạn mở cửa ra với thế giới. Hai là, học tư duy lập trình - các nước phát triển như Singapore dạy điều này cho trẻ nhỏ để giúp các em sau này dù làm nghành nghề nào cũng hiệu quả hơn. Ba là, liên tục cập nhật các công nghệ liên quan đến công việc của bạn.
- Em tìm hiểu và được biết công nghệ 4.0 đang rất phát triển. Anh cho em hỏi là việc làm nào sẽ lên ngôi trong thời gian tới. Là sinh viên ở đại học thì em cần học gì hay quan tâm phát triển gì để ra trường có việc làm tốt ạ. (Vũ Hà Nam, 18 tuổi, Quảng Ninh)
- Ông Lê Hùng Cường:
Công nghệ 4.0 đang rất phát triển và ảnh hưởng đến mọi ngành nghề trong cuộc sống. Mọi ngành nghề đều có thể ứng dụng công nghệ để tạo ra những bước nhảy vọt từ mức doanh nghiệp đến chính phủ. Với tôi, CNTT vẫn là một ngành rất hot trong thời gian dài vì nhu cầu vẫn luôn tăng và nguồn cung vẫn đang thiếu hụt, đặc biệt những tài năng với khả năng công nghệ cao. Là sinh viên đại học, nếu bạn đang làm trong ngành CNTT, bạn đang có điều kiện xây dựng cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc về ngành CNTT. Bạn có thể tự mình tìm hiểu thêm về các bài báo công nghệ, thực hành những bài toán nhỏ về những lĩnh vực công nghệ mới để chuẩn bị hành trang chắc chắn khi ra trường.
- Hiện nay, em thấy ngành IOT và AI đang phát triển, vậy học ngành này có khó không? Và cơ hội việc làm cho nữ giới trong ngành này có lớn không? Nếu học ngành này tại ĐH FPT thì ra trường xin việc ở tập đoàn FPT có dễ hơn? (Nguyễn Minh Thảo, 43 tuổi, Hà Nội)
- Bà Vũ Thu Chinh:
CNTT nói chung, IoT và AI nói riêng sẽ yêu cầu người học sự đam mê và tâm huyết. Sự yêu thích và đam mê công nghệ là đòn bẩy tích cực để vượt qua khó khăn, căng thẳng của công việc.
Cả IoT và AI đòi hỏi ở bạn phải có trình độ toán logic tốt, khả năng tư duy, khả năng tự học cao. Ngoài ra, với lượng kiến thức mới, thường xuyên thay đổi, bạn phải là một người chăm chỉ, luôn cập nhật thông tin mới nếu không muốn tụt lại ở phía sau của sự phát triển không ngừng của công nghệ. Bạn cũng cần có vốn ngoại ngữ. Ngoại ngữ đặc biệt quan trọng trong ngành CNTT để giúp bạn tiếp cận những nguồn tư liệu, tin tức từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới.
IoT và AI thực sự là những chuyên ngành học không thích hợp với những bạn trẻ lười nhác, thụ động hay học với mục đích chỉ lấy tấm bằng. Các chuyên ngành này có tính ứng dụng cao và có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của nền kinh tế số mọi quốc gia. Đặc biệt trong ngành này cơ hội cho phụ nữ cũng công bằng như nam giới. Điều quan trọng là phụ nữ có thể đóng góp bao nhiêu cho tổ chức, năng lực của họ đến đâu.
100% sinh viên ĐH FPT có cơ hội được làm việc tại tập đoàn FPT. Nhiều sinh viên ĐH FPT lựa chọn làm việc ở các công nghệ thông tin lớn trong nước và quốc tế khác như: Viettel, VNPT, Mobifone, CMC, Samsung, LG, Intel, Microsoft, IBM, Google...
- Em được biết ngành CNTT nhất là AI, IoT đang là một ngành rất hot ở thời điểm hiện tại nhưng liệu trong tương lai, sau khi chúng em kết thúc 4 năm học, ngành học này có còn giữ được độ nóng và nhu cầu việc làm liệu có đủ đáp ứng nguồn nhân lực nếu ai cũng theo học ngành này hay không?(Nguyễn Xuân Phương, 27 tuổi, Sơn La)
- Ông Lê Hùng Cường:
Theo Kết quả điều tra về xu hướng mới nhất và những chuyển biến trong tương lai của nguồn nhân lực IT được Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản thực hiện vào năm 2016, lĩnh vực IT từ lâu đã thiếu hụt nhân lực. Ngành nghề trong tương lai sẽ cần bổ sung một nguồn lực lớn cả về lượng và về chất là các ngành kỹ thuật IT công nghệ cao như: Big data, trí tuệ nhân tạo (AI), IOT, Robot.
Con số thiếu hụt của ngành kỹ thuật IT công nghệ cao được dự đoán vào năm 2020 lên đến khoảng 48.000 người. Trong đó, Bộ dự đoán AI, Big data và IOT tương lai sẽ thiếu nhân lực nhiều nhất. Nhìn vào số liệu thiếu hụt nhân lực kỹ sư IT trong tương lai theo báo cáo của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, chúng ta có thể thấy vấn đề này không chỉ gây ảnh hưởng đến lĩnh vực IT mà còn là một cú sốc lớn đối với Chính phủ Nhật Bản trước nỗi lo về tương lai nền công nghiệp của đất nước. Từ năm 2019, lượng cung đã giảm kỷ lục, đi ngược với nhu cầu tuyển ngày càng gia tăng. Dự đoán, năm 2020 thiếu 369.000 người, năm 2030 thiếu 789.000 người.
Theo tôi, không chỉ AI, IoT, những ngành công nghệ mũi nhọn khác như blockchain, điện toán đám mây, phân tích dư liệu... cũng đều là những ngành có nhu cầu cao và trong thời gian sắp tới sẽ khó có thể cung cấp đủ nguồn nhân lực.
- Em đang quan tâm tới ngành CNTT của ĐH FPT nhưng vẫn chưa lựa chọn được chuyên ngành cụ thể, em yêu thích việc lập trình và muốn sau này xây dựng một trang website của riêng mình. Xin anh Trung Hiếu có thể tư vấn cho em một chuyên ngành phù hợp. Và em cần chuẩn bị các kiến thức, tài liệu nào để có thể tiếp thu các kiến thức chuyên ngành một cách dễ dàng, thuận lợi nhất? (Hoàng Trung Đức, 43 tuổi, Quảng Ninh)
- Anh Trần Trung Hiếu, Nhà sáng lập, CEO Công ty cổ phần TopCV:
Nếu để phát triển web sẽ bắt đầu từ kỹ thuật phần mềm, trong quá trình học sẽ được học kiến thức cơ bản về lập. Từ năm cuối trở đi có thể học chuyên sâu về những chuyên ngành hẹp ví dụ lập trình web với java, PHP hoặc lập trình Mobile (Android, IOS...). Và để học tốt cần có kiến thức về logic, như toán, tiếng Anh... để đọc được tài liệu chuyên ngành cũng như công nghệ mới trên thế giới. Ngoài ra, khi bắt đầu vào học lập trình, cần nắm vững kiến thức căn bản về ngôn ngữ lập trình C, C++...
- Được biết anh Trung Hiếu là một cựu sinh viên ĐH FPT, vậy anh có thể chia sẻ về cách đào tạo của ĐH FPT nói chung và cách đào tạo ngành CNTT của trường nói riêng có gì khác biệt và nổi bật với các trường đại học khác không? (Ngọc Hà, 22 tuổi, quận 9, TP HCM)
- Anh Trần Trung Hiếu:
Đào tạo của FPT sẽ hướng tới lý thuyết và thực hành song song, đặc biệt là lý thuyết thực tế. Giảng viên trong trường là những người có kinh nghiệm thực tế trong môi trường công nghệ, kinh tế; giúp cho sinh viên cập nhật những kiến thức mới nhất tại thị trường, từ đó có thể ứng dụng trong môi trường đi làm thực tế.
- Công nghệ Blockchain, FinTech đã được đưa vào nhà trường như thế nào và hỗ trợ gì cho sinh viên khi ra trường?
(Minh Tiệp, 23 tuổi, Hải Dương)
- Bà Vũ Thu Chinh:
Fintech và Blockchain hiện tại là các xu hướng công nghệ được nhắc nhiều trên các phương tiện truyền thông và thực sự đang được mở rộng ứng dụng cho nhiều lĩnh vực trong đó nổi bật nhất là về tài chính, ngân hàng.
Từ năm 2018, ĐH FPT đã thiết kế nội dung học về Fintech cho sinh viên lựa chọn. Đối với sinh viên khối ngành công nghệ, học Fintech là nền tảng để sinh viên có thể tiến xa hơn trong việc phát triển các ứng dụng cho lĩnh vực này. Đối với sinh viên khối ngành kinh doanh và các ngành khác, học nội dung này giúp sinh viên hiểu về Fintech để có thể dễ dàng sử dụng và triển khai áp dụng các dịch vụ về Fintech tại nơi làm việc.
Năm 2019, nhà trường dự kiến thiết kế và sẽ triển khai chuyên ngành về Blockchain từ tháng 5 cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin. Trong chuyên ngành này, sinh viên sẽ được học 5 môn học liên tiếp nhau từ việc bổ sung nền tảng toán học, ngôn ngữ lập trình cho Blockchain, kiến thức về blockchain và phát triển ứng dụng cụ thể.
Trường đại học FPT có mạng lưới doanh nghiệp đối tác rộng lớn, có hỗ trợ từ tập đoàn FPT mạnh về công nghệ và triển khai dịch vụ số, luôn hỗ trợ tích cực cho sinh trong việc kết nối với doanh nghiệp cũng như phát triển các kỹ năng đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp. Hiện tại nhiều công ty đã có trao đổi và thỏa thuận với Đại học FPT hỗ trợ tuyển sinh viên học và làm về Fintech và Blockchain như Tập đoàn bảo hiểm AIA, Công ty phần mềm FPT, Japan Fintech Center...
- Xin anh chia sẻ về những kinh nghiệm của mình trong việc khởi nghiệp. Liệu học ngành CNTT thì em có đủ kỹ năng để startup không hay chỉ có thể làm việc tại các công ty về phần mềm, công nghệ? (Vũ Mạnh Tuấn, 18 tuổi, Hà Nội)
- Anh Trần Trung Hiếu:
Học ngành CNTT là ngành có cơ hội để khởi nghiệp nhanh và dễ dàng nhất. Do CNTT có sự thay đổi liên tục và ứng dụng nhanh chóng vào cuộc sống. Để bắt đầu chỉ cần một sản phẩm đủ tốt, không cần chi phí tài chính lớn. Để bắt đầu làm một sản phẩm không khó, nhưng để phát triển lâu dài thành mô hình kinh doanh thì cần nhiều thời gian, kiến thức và các kỹ năng khác. Để thành công, bạn cần phải học nhiều thứ ngoài sản phẩm, công nghệ, đó còn là các kiến thức về kinh doanh, tài chính. Và quan trọng phải có đội nhóm tốt. Như vậy có thể thấy nếu học CNTT thì cơ hội phát triển và tự xây dựng sản phẩm/công ty của riêng mình rất dễ dàng.
- Chương trình đào tạo chuyên ngành mới IoT có nội dung học chính là gì, kế hoạch thực tập như thế nào và sau khi ra trường có thể làm những công việc nào ạ?(Hương Như, 18 tuổi, Hà Nội)
- Bà Vũ Thu Chinh:
Năm 2019, khi đăng ký theo học ngành CNTT tại Đại học FPT, sinh viên có cơ hội được lựa chọn học chuyên ngành IoT. IoT là một trong những chuyên ngành có tính ứng dụng cao và có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của nền kinh tế số mọi quốc gia.
Từ nền tảng của ngành CNTT, sinh viên chuyên ngành IoT ĐH FPT tiếp cận từ căn bản về tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về phần cứng và kết nối với các nền tảng di động, hệ thống thông tin. Chuyên ngành IoT giới thiệu về các ứng dụng cho dữ liệu lớn, điện toán đám mây. Sinh viên học chuyên ngành này có cơ hội triển khai các dự án về nhà thông minh (smart home), thành phố thông minh (smart city), dịch vụ sức khỏe, tài chính...
Sinh viên theo học chuyên ngành IoT tại Đại học FPT ngoài việc được sử dụng hệ thống giảng đường, phòng lap, phòng thực hành và thư viện hiện đại còn có cơ hội nắm bắt quá trình ứng dụng, triển khai công nghệ mới. Nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi workshop, seminar giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với các chuyên gia đầu ngành để được cập nhật xu hướng nghề nghiệp mới và định hướng nghề nghiệp trong tương lai; khuyến khích tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp ở người trẻ.
Năm thứ 3, sinh viên Đại học FPT được cọ sát với các dự án thực tế qua kỳ OJT (kỳ làm việc thực tế tại doanh nghiệp). Em có thể thực tập tai tập đoàn FPT hoặc đơn vị mà em mong muốn. Phòng CTSV sẽ hỗ trợ sinh viên trong việc tìm kiếm giới thiệu đơn vị thực tập.
Các kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành IoT có thể đảm nhiệm các công việc như:
- Làm việc trong các doanh nghiệp phần mềm và điều khiển tự động với các vị trí: lập trình viên IoT, chuyên viên phân tích và hệ thống IoT, chuyên tư vấn & thiết kế các hệ thống IoT...
- Làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước với các vị trí: chuyên viên phân tích và tư vấn IoT, quản lý dự án phát triển IoT, chuyên viên triển khai dự án IoT...
- Tự khởi nghiệp trong lĩnh vực lập trình hệ thống nhúng, điều khiển tự động, kinh doanh thiết bị và giải pháp IoT, triển khai giải pháp IoT...
- Em rất muốn theo học ngành CNTT nhưng em lại là con gái, theo anh Hiếu, liệu con gái có phù hợp với ngành này không? Để theo học ngành này cần phải có các tố chất hay tiêu chí gì? Và em nên lựa chọn chuyên ngành học nào? (Nguyễn Lương Duy, 17 tuổi, Hà Nội)
- Anh Trần Trung Hiếu:
Học CNTT về cơ bản rất vất vả, phải tìm hiểu và tự học nhiều. Thường các bạn của anh sau khi học xong, có thể làm lập trình viên một thời gian, sau đó chuyển qua làm quản lý, hoặc Kiểm thử (Tester/QA). Nếu có kiến thức về lập trình, có khả năng ngôn ngữ Nhật, có thể bắt đầu làm vị trí Kỹ sư cầu nối, đây là vị trí có mức thu nhập rất cao và phù hợp với cả các bạn nữ.
Về tố chất, các bạn học CNTT cần chịu khó, hay tìm hiểu cái mới, có tư duy logic tốt và đặc biệt cần có khả năng đọc hiểu tiếng Anh (do phần lớn các tài liệu về công nghệ mới nhất đều từ nước ngoài).
Bà Vũ Thu Chinh - Giám đốc Tuyển sinh, Trường Đại học FPT. |
- Em đang là sinh viên CNTT muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực CNTT. Em muốn biết cơ hội khởi nghiệp thành công là bao nhiêu? Anh khởi nghiệp bao nhiêu lần thì thành công ạ? (Nguyễn Tùng Lâm, 18 tuổi, Sóc sơn)
- Anh Trần Trung Hiếu:
Tỷ lệ khởi nghiệp thành công chung của các lĩnh vực trên thế giới là chưa đến 1%. Tuy nhiên nếu chỉ nhìn vào con số đó thì chắc không ai dám khởi nghiệp. Quan trọng nhất là em sẽ bắt đầu làm gì, đam mê, quyết tâm thế nào. Nếu tinh thần và đam mê đủ lớn, chắc chắn sẽ có cách làm tốt hơn. Cá nhân anh đã khởi nghiệp với TopCV là lần thứ ba, và cũng đã có lần khởi nghiệp đầu tiên thất bại.
- Em chào anh Cường, đâu sẽ là điểm mạnh của sinh viên nếu học IOT so với các bạn học CNTT bình thường? (Bùi Văn Nghĩa, 19 tuổi, Hòa Bình)
- Ông Lê Hùng Cường:
Chào bạn, IoT thật ra là một mảng rất rộng, bao gồm kiến thức phát triển trên các thiết bị, kiến thức lập trình phát triển phần mềm hoặc mobile và thậm chí liên quan đến điện toán đám mây nếu những ứng dụng đó được phát triển trên mây.
Các bạn học về IoT vẫn cần cơ sở kiến thức vững chắc của quá trình học CNTT thông thường. Hai việc đó không rời nhau mà bổ sung cho nhau. Bạn học CNTT thông thường sẽ có những kiến thức nền tảng về hệ thống, lập trình web, về cơ sở dữ liệu. Chuyên ngành về IoT sẽ là một chuyên ngành mở rộng so với kiến thức về CNTT thông thường.
Buổi tọa đàm nhận được sự chú ý của nhiều học sinh và phụ huynh. |
-Em đạt giải Nhì Quốc gia môn Toán, dự định theo học ngành Kỹ thuật phần mềm của ĐH FPT. Không biết khi vào trường em có được xếp lớp tài năng không và có cơ hội phát huy thế mạnh Toán của mình như thế nào? (Trần Minh Đức, 18 tuổi, Lào Cai)
- Bà Vũ Thu Chinh:
Chúc mừng em đã đạt được thành tích cao trong học tập. Với giải Nhì Quốc gia môn Toán, sau khi tốt nghiệp THPT em sẽ được cấp thẳng học bổng 50% của ĐH FPT. Trong thời gian học tập ở trường, em sẽ được ôn luyện và có cơ hội được tham gia vào đội tuyển của ĐH FPT để tham dự các cuộc thi lớn của quốc gia, quốc tế như: Olympic Tin học sinh viên, ACM/ICPC, Cuộc đua số...
Tại Đại học FPT, Kỹ thuật phần mềm là chuyên ngành học có tiếng và lâu đời nhất. Hiện tại, sinh viên của trường đã và đang làm việc, học tập tại các quốc gia như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Singapore – những thị trường CNTT quan trọng của thế giới. Đây là kết quả của chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, chú trọng đào tạo ngoại ngữ, phát triển kỹ năng mềm cùng định hướng đầu ra đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.
Theo học chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm, em sẽ được học rất nhiều kiến thức trong đó có học toán cao cấp, toán rời rạc, các phép giải thuật. Những người giỏi toán là những người có tư duy mạch lạc, khoa học, đây cũng là một phần lợi thế khi em học chuyên ngành này.
- Anh Hiếu cho em hỏi là để tốt nghiệp xong có thể mở công ty như anh thì em cần chọn trường như thế nào, và trong quá trình học thì cần quan tâm học những cái gì ạ? Em muốn học CNTT khi vào đại học ạ. (Lê Thanh Tuấn, 17 tuổi, Quảng Ngãi)
- Anh Trần Trung Hiếu:
Nếu muốn khởi nghiệp về lĩnh vực Công nghệ thông tin, em có thể lựa chọn các trường như Bách Khoa, FPT, Công nghệ, Bưu chính viễn thông. Cá nhân anh khi cân nhắc giữa các trường, anh thấy môi trường FPT khá mở, sinh viên dễ tiếp cận những cái mới, quan trọng hơn là anh cảm nhận được sẽ có nhiều bạn mong muốn khởi nghiệp lựa chọn vào đây. Môi trường năng động và không quá gò ép về lý thuyết trong quá trình học, là cơ sở rất tốt để khuyến khích sáng tạo và khởi nghiệp trong tương lai. Chúc em sớm đưa ra quyết định phù hợp nhất với bản thân mình.
- Tôi có con trai năm nay thi ĐH, muốn định hướng cho học ngành CNTT. Vậy cháu cần có những tố chất gì thưa ông Lê Hùng Cường?
(Nguyễn Lan Anh, 46 tuổi, Yên Bái)
- Ông Lê Hùng Cường:
Tố chất đầu tiên con trai chị cần là khả năng học ngoại ngữ. Môi trường CNTT là một môi trường toàn cầu với thị trường vô cùng lớn khoảng 3700 tỷ USD trong năm 2018. Việt Nam đang cung cấp một con số nhỏ trong diện này ví như doanh thu của FPT Software năm 2018 là khoảng 400 triệu USD. Khả năng ngoại ngữ sẽ mở cửa cho các bạn làm tốt trong lĩnh vực CNTT để vươn ra tầm thế giới
Thứ hai là tính chủ động vì bên cạnh việc học chương trình CNTT, các bạn cần tự chủ động đọc và cập nhật các thông tin mới, làm các dự án, học công nghệ mới vì không phải chương trình đào tạo CNTT nào cũng bao gồm việc đào tạo công nghệ mới này. Hiện nay, với môi trường Internet rộng mở, mọi người có thể dễ dàng truy cập đến những nguồn thông tin, tài liệu đào tạo với những công nghệ mới nhất.
Cuối cùng, con trai chị cần có sự chăm chỉ và kiên trì bởi để thành công thì trong mọi ngành nghề đều cần đức tính này.
- Anh Hiếu ơi, anh đã thất bại bao nhiêu lần để mở được công ty như hiện tại? Học ở FPT có giúp gì cho anh khi mở công ty không? (Lê Văn Khánh, 19 tuổi, Bắc Giang)
- Anh Trần Trung Hiếu:
Anh đã khởi nghiệp 3 lần, ở lần đầu tiên sản phẩm đưa ra không được nhiều người quan tâm như kỳ vọng, có thể coi là thất bại đầu tiên sau một thời gian làm ngay từ khi còn học đại học, có thể do lúc đó mình chưa đủ kinh nghiệm, năng lực để làm tốt. Ở hai lần tiếp theo thì mọi thứ diễn ra rất ok.
Đại học FPT hướng tới việc sinh viên tự học, có thể chủ động tìm hiểu và làm việc thực tế, ngoài ra môi trường ở đây sẽ giúp em xây dựng được đội nhóm có cùng chung đam mê, sở thích rất dễ. Đây là điểm tốt nếu sau này em muốn khởi nghiệp. Môi trường mở, năng động và tạo điều kiện cho sinh viên phát triển tối đa năng lực là điều mà anh quyết định lựa chọn học tại Đại học FPT.
Đại học FPT có cơ sở vật chất hiện đại. |
- Năm lớp 10,11, và kỳ một lớp 12, con trai tôi đều đạt học sinh giỏi. Với kết quả này con tôi có khả năng đạt học bổng của trường ĐH FPT không? Nhà trường có những mức học bổng nào? (Anh Tuấn, 48 tuổi, Ninh Bình)
- Bà Vũ Thu Chinh:
Năm 2019, trường cấp 500 suất học bổng có giá trị trong suốt 4 năm đại học với các mức từ 10% đến 100%+ cho những thí sinh tài năng. Thí sinh thuộc đội tuyển quốc tế IMO, IOI hoặc đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia môn Toán, Vật lý, Hoá học, tiếng Anh, Tin học, đạt điểm cao trong kỳ thi THPT và đạt giải quốc gia các môn năng khiếu về văn hoá, thể thao, nghệ thuật, sắc đẹp.. được cấp thẳng học bổng. Anh có thể xem thông tin chi tiết về học bổng ĐH FPT.
Như vậy với kết quả học tập của con anh thì cháu không thuộc đối tượng được cấp thẳng học bổng của trường. Nếu cháu đạt tổng điểm trung bình 3 môn trong hai học kỳ (HK 2 lớp 11 và HK 1 lớp 12 hoặc HK 1 lớp 12 và HK 2 lớp 12) từ 24 điểm trở lên xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường Đại học FPT sẽ đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng của Đại học FPT 12/5 để nhận 1 trong các mức học bổng 10%, 20%, 30%, 50%, 70%, 100%.
- Chào ban tư vấn, tôi có câu hỏi dành cho bạn Trần Trung Hiếu: Với cương vị là một nhà tuyển dụng, bạn có đánh giá gì về chất lượng đầu ra của sinh viên Đại học FPT, và nếu là bạn, bạn sẽ tuyển các sinh viên học Đại học FPT ra chứ? (Nguyễn Thuý Hà, 45 tuổi, Rạch Giá)
- Anh Trần Trung Hiếu:
Chào chị, hiện tại ở chính TopCV, cũng đang có những nhân sự học Đại học FPT. Sinh viên Đại học FPT đặc biệt là khối ngành Công nghệ thông tin, ngôn ngữ Nhật đang được các doanh nghiệp tuyển dụng rất nhiều. Mặt bằng chung của sinh viên FPT sau khi ra trường là có khả năng thực hành và làm việc ngay, cộng với bộ kỹ năng mềm được đào tạo trong trường giúp các bạn chủ động và bắt nhịp được nhanh với công việc.
Sự chủ động, nhanh nhay và khả năng làm việc thực tế cao là điều các nhà tuyển dụng hiện nay rất quan tâm. Ở FPT, các chương trình đào tạo đều có bổ sung các bộ kỹ năng này cho sinh viên, do vậy sinh viên Đại học FPT vẫn luôn là sự ưu tiên khi tuyển dụng của chính TopCV cũng như nhiều doanh nghiệp công nghệ ở VIệt Nam.
- Em thấy khi đi xin việc, doanh nghiệp đều đòi hỏi ứng viên có kinh nghiệm, theo anh Hiếu sinh viên lấy kinh nghiệm ở đâu và làm sao để xin được việc làm đúng ngành khi còn là sinh viên? (Hà Nguyễn, 20 tuổi, Lạng Sơn)
- Anh Trần Trung Hiếu:
Hiện có rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng sinh viên mới ra trường, không yêu cầu kinh nghiệm và sẵn sàng đào tạo từ đầu. Nếu sinh viên có thái độ tốt, kỹ năng kiến thực cơ bản, từng đi làm việc (thực tập, làm thêm) sẽ là lợi thế lớn khi ứng tuyển vào các công ty.
Trong quá trình đi học, em nên dành thêm thời gian đi làm thêm. Khối ngành CNTT thường dễ xin được thực tập, làm việc đúng chuyên ngành hơn. Thời gian khi đi thực tập tại doanh nghiệp, em nên ưu tiên những nơi cho em cơ hội thực tập theo đúng chuyên ngành. Như vậy sau khi ra trường mình đã có chút kinh nghiệm để bắt đầu một công việc đúng chuyên môn.
Ngày trước khi còn đi học, anh đã chủ động đi làm thêm ngay từ năm nhất để tích lũy kinh nghiệm. Đến năm ba, trường có chương trình thực tập thực tế tại doanh nghiệp (OJT), lúc đó anh và bạn đã có thể đảm nhiệm dự án thực tế cho khách hàng nước ngoài, đây là những kinh nghiệm rất cần thiết sau khi ra trường cũng như khởi nghiệp về sau của anh.
- FPT gọi là tập đoàn công nghệ nhưng tôi chưa thấy FPT có sản phẩm công nghệ nào cụ thể. Anh Hùng Cường có thể cho biết điểm mạnh công nghệ của FPT và dự định phát triển công nghệ của FPT tiếp theo là gì? Cảm ơn anh. (Phạm Tuấn Minh, 37 tuổi, Vinh)
- Ông Lê Hùng Cường:
FPT gọi là tập đoàn công nghệ với hai mũi nhọn: dịch vụ và giải pháp. Về dịch vụ, chúng tôi tham gia vào những chuỗi giá trị cao để cung cấp dịch vụ phát triển những sản phẩm công nghệ hàng đầu cho các tập đoàn lớn toàn cầu. Ví dụ, chúng tôi đang là một trong số 4 đối tác lớn phát triển và tư vấn chuyển đổi số cho nền tảng hàng không Skywise của Airbus. Đây là giải pháp hiện đại hàng đầu về ngành hàng không với những yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thông tin, công nghệ vượt trội sẽ phục vụ cho tất cả các hãng hàng không sử dụng máy bay của Airbus. Ngoài Airbus, còn nhiều đối tác lớn khác mà chúng tôi đang cung cấp dịch vụ về công nghệ trong toàn cầu, đa phần thuộc về các công ty trong top 500. Về giải pháp, chúng tôi đã cung cấp cho thị trường Việt Nam các giải pháp công nghệ hàng đầu và rất nhiều các doanh nghiệp đang sử dụng: hệ thống bệnh viện thông minh, hệ thống bán vé tàu, hệ thống giao thông thông minh... Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chú trọng phát triển các nền tảng công nghệ và một trong những nền tảng công nghệ duy nhất và hàng đầu Việt Nam hiện tại là FPT.AI. Đây là nên tảng về công nghệ AI cho phép người dùng có thể phát triển các ứng dụng về xử lý ngôn ngữ tự nhiên, chatbot, nhận diện chứng minh thư tự động... Bạn có thể thử nghiệm nền tảng công nghệ này của chúng tôi trên website https://fpt.ai/
- Theo anh Cường, những ngành nghề nào đang hot nhất trong kỷ nguyên 4.0? Mức luơng khởi điểm của sinh viên CNTT khi ra trường là bao nhiêu? (Nguyễn Bảo Hân, 18 tuổi, Sơn La)
- Ông Lê Hùng Cường:
Như đã nói tất cả các ngành nghề ngày nay đều sử dụng rất nhiều dịch vụ CNTT để làm đòn bẩy phát triển: ngành tài chính, ngân hàng, ngành y tế, giáo dục... Mọi ngành nghề đều sử dụng những thành quả mới nhất về công nghệ, về giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động và nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Tôi nghĩ ngành nghề CNTT sẽ vẫn hot trong một thời gian dài.
Mức thu nhập khởi điểm thì hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của sinh viên. Một sinh viên khá giỏi với năng lực ngoại ngữ tốt làm việc trực tiếp cho các khách hàng ở nước ngoài có thể kiếm mức thu nhập hàng nghìn USD một tháng. Tuy nhiên, mỗi năm ở Việt Nam đào tạo ra khoảng 40.000 sinh viên CNTT thì cũng không nhiều bạn có đủ những khả năng này mà cần trau dồi dần sau khi ra trường. Với tôi, sinh viên mới ra trường chỉ là cánh cửa và hành trang ban đầu, các bạn không nên quá quan trọng vào lương khởi điểm mà nên quan trọng vào việc tích luỹ kinh nghiệm. Có kinh nghiệm và chứng minh được bản thân, thu nhập các bạn sẽ tự được thay đổi phù hợp và xứng đáng.
- FPT yêu cầu như thế nào về đầu vào nhân viên? Những yêu cầu nào để được tuyển dụng? Con tôi học ở ĐH FPT thì có được làm việc tại tập đoàn FPT không? (Chiến Thắng, 16 tuổi, Đà Nẵng)
- Ông Lê Hùng Cường:
Nhân viên của FPT đều được tuyển chọn qua một quá trình phỏng vấn, sàng lọc với những năng lực kiến thức về lập trình, về ngoại ngữ, về tư duy logic. Con của bác học ở ĐH FPT thì cơ hội làm việc tại tập đoàn rất lớn vì FPT sử dụng những chuẩn đào tạo quốc tế với chất lượng đầu ra được đảm bảo. Các bạn tốt nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp sau khi ra trường. Hiện tại, trong đơn vị của tôi cũng có nhiều bạn đã tốt nghiệp những khoá đầu tiên của ĐH FPT và đang nắm giữ những vị trí chủ chốt của đơn vị chuyển đổi số của tập đoàn. Các bạn này cũng thường xuyên tham gia các dự án với những tập đoàn công nghệ lớn trên các nước phát triển như Nhật, Mỹ, Pháp và đều là những nhân viên ưu tú của tập đoàn FPT
- Thưa anh Lê Hùng Cường, bằng cấp có quan trọng đối với một ứng viên muốn phát triển trong lĩnh vực CNTT không? (Hoàng Mạnh Hà, 18 tuổi, Thái Nguyên)
- Ông Lê Hùng Cường:
Với tôi, bằng cấp có quan trọng nhưng không hoàn toàn bắt buộc. Khi bạn theo một chương trình đào tạo chính quy, bạn sẽ có cơ hội học tập và hiểu được bản chất mọi vấn đề. Việc được đào tạo bài bản sẽ xây dựng cho bạn nền tảng kiến thức vững chắc để có thể đáp ứng với nhu cầu thay đổi nhanh chóng về công nghệ trong thời đại ngày nay. Bằng cấp không phải là thước đo chính nhưng cũng sẽ là một phương thức để rèn luyện năng lực của bạn trong lĩnh vực CNTT. Tất nhiên, song song với bằng cấp, việc quan trọng đối với sinh viên ngành CNTT là năng lực tự tìm hiểu công nghệ mới, chủ động làm các dự án chuyên sâu. Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu nghiên cứu chuyên sâu trong một chuyên ngành hẹp, làm giảng viên, làm giáo sư đầu ngành thì bằng cấp sẽ rất quan trọng. Tuy nhiên ngành CNTT cũng là một ngành mở. Nếu bạn có năng lực và chứng minh được năng lực của mình thông qua kết quả tham gia dự án, năng lực công nghệ, năng lực quản lý thì bằng cấp cũng không còn quan trọng. Trong công ty chúng tôi cũng có những lãnh đạo dẫn dắt hàng trăm người và không nhất thiết phải có bằng đại học.
- Em đã tốt nghiệp THPT từ năm ngoái và năm nay không thi kỳ thi THPT quốc gia thì em có thể vào trường Đại học FPT theo hình thức xét tuyển học bạ được không ạ? Hiện tại nhà trường đã nhận học sinh xét tuyển học bạ chưa? (Trang, 19 tuổi, Hải Phòng)
- Bà Vũ Thu Chinh:
Em đã tốt nghiệp THPT thì có thể nộp hồ sơ vào trường Đại học FPT theo hình thức xét tuyển học bạ nếu tổng điểm 3 môn (mỗi môn tính trung bình hai học kỳ cuối THPT) đạt 21 điểm trở lên xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại trường. Hiện nhà trường nhận hồ sơ xét tuyển học bạ THPT rồi.
- Hiện nay em chưa biết chọn ngành chính xác, vậy sau khi vào trường em có được thay đổi ngành học hay không?
(mebibo, 18 tuổi, TP HCM)- Bà Vũ Thu Chinh:
- Trước khi vào học chuyên ngành, em vẫn có thể chuyển đổi ngành học nếu đáp ứng điều kiện đầu vào của ngành muốn chuyển. Tuy nhiên, em nên tìm hiểu trước những ngành học được đạo tạo tại ĐH FPT, để có sẵn định hướng học tập và phát triển sau này. Em có thể liên hệ qua số hotline của nhà trường gặp cán bộ tuyển sinh của trường để được tư vấn kỹ hơn thông tin về ngành học.
- Chào Hiếu. Mình có em đang muốn thi vào ĐH FPT. Bạn cho mình hỏi, ở trường sinh viên có được thực hành nhiều không? Nếu có thì bạn thấy chất lượng của các giờ thực hành như thế nào? (Vũ Minh Tuấn, 28 tuổi, Bình Phước)
- Anh Trần Trung Hiếu:
Chào Tuấn, khối ngành CNTT ở FPT rất chú trọng vào học lý thuyết song song với thực hành, các giảng viên trong trường cũng có nhiều người làm chủ doanh nghiệp, quản lý dự án của các công ty công nghệ, nên thường xuyên được thực hành và học những quy chuẩn làm việc mới nhất. Các giờ thực hành sẽ bám sát theo lý thuyết và ở mức độ căn bản, để sinh viên có thể hiểu bản chất vấn đề. Còn nếu muốn học sâu và nâng cao hơn, bắt buộc sinh viên phải dành nhiều thời gian tự học và làm thêm bên ngoài.
- Chào Hiếu, hồi còn đi học một ngày cháu dành bao nhiêu thời gian cho việc học? Cháu thấy chương trình học có nặng không và chương trình học của năm nào là quan trọng nhất? (Nguyễn Thị Phúc, 41 tuổi, Hà Nội)
- Anh Trần Trung Hiếu:
Chào cô, cháu thấy chương trình của Đại học FPT, đặc biệt khối ngành CNTT đòi hỏi sinh viên phải có sự chủ động cao và mỗi môn học diễn ra trong thời gian ngắn, nên tính chủ động và tự học là rất cần thiết. Thời gian học trên lớp chỉ đảm bảo một phần kiến thức cơ bản. Sau mỗi buổi học, việc lên thư viện trường tìm hiểu thêm thông tin, đọc thêm sách ngoài là rất cần với các bạn sinh viên.
Thư viện trường FPT có rất nhiều đầu sách bản quyền, sinh viên có thể chủ động tìm kiếm và đọc thêm hoàn toàn miễn phí. Thường hai năm đầu tiên là quan trọng nhất, đây là năm nền tảng tích lũy về kiến thức căn bản và ngôn ngữ (tiếng Anh), sinh viên cần tập trung tối đa, và học tốt vào thời gian này. Sau khi nắm vững kiến thức căn bản, sinh viên có thể chủ động trong việc học cũng như làm thêm hơn trước, từ đó nhanh chóng tích lũy được kinh nghiệm làm việc thực tế.
- Theo như tôi thấy, các sinh viên được đào tạo trong nước thường có kỹ năng mềm và ngoại ngữ kém. Vậy với ĐH FPT, những điểm yếu này có được cải thiện? Và những điều đó giúp ích gì cho công việc sau khi ra trường của sinh viên? Phạm Hải Yến (47 tuổi) -Email: enen@gmail.com@gmail.com>
- Bà Vũ Thu Chinh:
Tại Đại học FPT sinh viên không chỉ được trang bị kiến thức chuyên ngành mà còn được học các kỹ năng mềm, được học song song 2 ngoại ngữ Anh, Nhật/ Trung bao gồm 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Ngoài những giờ học trên giảng đường, nhà trường có rất nhiều hoạt động để sinh viên Đại học FPT có cơ hội đi nước ngoài, vừa tăng khả năng ngoại ngữ, vừa học hỏi được kinh nghiệm sống, giúp đa dạng văn hoá: Chương trình trao đổi sinh viên, Học kỳ nước ngoài, học kỳ học tiếng Nhật tại Nhật Bản, chương trình học tiếng Anh ở Philippines, Myanmar, Thái Lan...
Hơn 40 CLB hoạt động sôi nôi tại trường sẽ là nơi để các bạn sinh viên thoả sức vui chơi, giao lưu, học hỏi, kết bạn, tích luỹ kỹ năng mềm. Đấy là chưa kể tới chưa kể các chương trình workshop, seminar, hội thảo, hội nghị, và các hoạt động hợp tác quốc tế khác thường xuyên được tổ chức để các em có cơ hội được gặp gỡ, học tập kinh nghiệm từ các chuyên gia đầu ngành, người nổi tiếng.
Với lợi thế 2 ngoại ngữ, kỹ năng tốt, kinh nghiệm làm việc thực tế tại các doanh nghiệp trong kì OJT, được đào tạo theo chương trình chuẩn cao cấp của quốc tế là những lợi thế cạnh tranh để các em có cơ hội việc làm hấp dẫn. Thực tế, nhiều công ty, doanh nghiệp cũng đánh giá cao và mong muốn được tuyển dụng sinh viên ĐH FPT.
- Thưa thầy Cường, theo thầy trong tương lai liệu máy móc có thể thay thế được con người ko? Nếu máy móc có thể làm những công việc cuả con người thì sinh viên CNTT ra trường sẽ làm gì ạ?
- Ông Cường:
Hiện nay máy móc đang dần thay thế cho con người trong nhiều công việc hàng ngày. Ngày nay tôi thấy một số công việc đã hoàn toàn biến mất khi có máy móc, công nghệ. Ở Việt Nam, giờ đây tôi không còn nhìn thấy nghề bán báo dạo nữa vì giờ đây mọi người đều có thể đọc những thông tin mới nhất thông qua điện thoại, laptop và miễn phí. Các hệ thống AI, chatbot đang dần dần thay thế con người để trả lời những công việc, những câu hỏi lặp đi lặp lại. Những hệ thống RPA (Robotic Process Automation) đang dần thay thế những công việc văn phòng lặp đi lặp lại. Các nhà máy 4.0 là những nhà máy không đèn vận hành 24/24 và không có thời gian nghỉ, không cần người tham gia quản lý. Ngành dịch thuật tương lai cũng có thể bị thay thế với các dịch vụ dịch thuật trực tuyến. Những bạn đang làm trong ngành ngôn ngữ cũng sẽ hoặc là nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ hoặc cần mở rộng thêm cho mình một năng lực chuyên môn mở rộng như kinh doanh, marketing, tài chính.
Tuy nhiên sẽ có nhiều ngành "được hưởng lợi" từ máy móc như ngành CNTT. Lý do là bởi những sinh viên CNTT chính là lực lượng những người sẽ góp phần tạo ra thêm rất nhiều giải pháp về công nghệ số cho máy móc để mang lại sự tiện lợi, chăm sóc cho cuộc sống của con người trong tương lai. Trong tương lai, chúng ta sẽ có thêm những sản phẩm như Grab, Uber, không những mang lại sự tiện lợi cho rất nhiều người nhưng cũng đồng thời tạo được một lượng lao động và việc làm rất lớn giải quyết vấn đề việc làm trong xã hội.
- Em muốn đăng ký nguyện vọng Đại học FPT. Cho em hỏi mã trường ở cơ sở Tp.HCM là gì? Em muốn chọn chuyên ngành là Digital Marketing thì mã ngành là gì ah? (Mai, 19T)
- Mã trường của Đại học FPT là "FPT" Digital Marketing là một chuyên ngành của ngành Quản trị kinh doanh nên em chỉ cần đăng ký mã ngành của Quản trị kinh doanh là 7340101. Với ngành này, trường sẽ xét các mã tổ hợp là: A00, A01, D01, D96. Và một điều đáng lưu ý là để gia tăng thêm cơ hội đỗ đại học, nếu em đăng ký Đại học FPT là nguyện vọng 1 hoặc 2 hoặc 3 trong đợt đăng ký nguyện vọng lần 1 của Bộ Giáo dục & Đào tạo sẽ được cộng thêm 3 điểm ưu tiên khi xét điểm thi vào trường.
- Em rất thích ngành tiếng Nhật, làm thế nào để em có thể vào trường được? Học ngành này ở trường em có cơ hội làm việc tại Nhật không hay bắt buộc phải làm việc cho FPT ạ? (Việt Đức, 20T)
- Chào em, Ngôn ngữ Nhật được xem là một trong những ngành học hot hiện nay và trong tương lai tại Việt Nam một phần do sức hấp dẫn của loại ngôn ngữ này, của hoa Anh Đào, của văn hoá Nhật... Nhưng hơn hết do làn sóng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam cũng như quan hệ hợp tác Việt – Nhật đa dạng trên nhiều lĩnh vực đã và đang mở ra những cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên ngành này.
Để được theo học ngành ngôn ngữ Nhật tại ĐH FPT, em cần tốt nghiệp THPT và có thể đăng ký vào trường bằng một trong hai hình thức: xét tuyển học bạ hoặc xét tuyển điểm thi THPT theo một trong các tổ hợp môn D01, A00, A01, D96 nếu đạt một trong các điều kiện sau:
Tổng điểm 3 môn đạt 21 điểm trở lên (đã bao gồm điểm ưu tiên) trong kỳ thi THPT năm 2018 xét theo tổ hợp môn D01, A00, A01, D96;
Tổng điểm trung bình 3 môn trong hai học kỳ cuối THPT đạt 21 điểm trở lên xét theo tổ hợp môn D01, A00, A01, D96; Ngành Ngôn Ngữ Nhật: Có chứng chỉ tiếng Nhật JLPT từ N3 trở lên;
Em không nhất thiết phải làm việc cho FPT mà có thể làm việc ở bất kỳ công ty, doanh nghiệp trong nước, ngoài nước nào em mong muốn kể cả làm việc tại Nhật Bản. Không chờ tới ra tường, nhiều sinh viên ngành ngôn ngữ Nhật đang học năm 2, năm 3 tại ĐH FPT đã đi thực tập có lương tại Nhật Bản giúp tích luỹ kinh nghiệm thực tế, tạo tiền đề cho công việc sau này.
- FPT được biết đến là đào tạo rất tốt về ngành CNTT, vậy còn ngành QTKD thì sao? Trường có đạo tạo được không và cơ hội việc làm như thế nào? (Vi Anh, 18T)
- Bên cạnh việc FPT được biết đến là đơn vị đào tạo CNTT xuất sắc khu vực châu Á (Tổ chức Công nghiệp điện toán Châu Á – Châu Đại Dương – ASOCIO bình chọn) thì ĐH FPT cũng được biết đến là đơn vị đào tạo Quản trị kinh doanh tốt. Trong 2 năm 2013, 2014, trường được xếp trong top 3 đào tạo QTKD hàng đầu Việt Nam do Eduneversal công bố; Được xếp hạng 2 Palmes trong bảng xếp hạng 1.000 trường kinh doanh tốt nhất thế giới của Eduniversal, dành cho những trường Kinh doanh tốt có tầm ảnh hưởng trong khu vực. Xếp hạng này sánh ngang với các trường lớn trên thế giới như: Trường Kinh doanh ĐH California at Long Beach, ĐH California at Chi-co (Mỹ), Trường Kinh doanh ĐH James Cook (Úc)...
Hiện tại Đại học FPT là thành viên trong mạng lưới các trường đào tạo kinh doanh uy tín thế giới "Hiệp hội phát triển giảng dạy kinh doanh bậc đại học" (AACSB). Với tiềm năng và nội lực cùng sự hỗ trợ của AACSB, Đại học FPT sẽ không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo các ngành kinh doanh, mở rộng sự hợp tác và kết nối với các thành viên cùng các tổ chức trên toàn thế giới.
Cơ hội việc làm dành cho sinh viên theo ngành QTKD là rất lớn, thường thiên về các lĩnh vực như quản trị nguồn nhân lực, quản lý sản xuất, quản trị Marketing, Marketing, PR, quản trị chuỗi cung ứng...vì các kiến thức này các bạn đã được trải nghiệm trong môi trường đại học. Thậm chí có những bạn SV còn tự startup hoặc nhận những học bổng du học của các doanh nghiệp nước ngoài.
- Em muốn đăng ký học ngành Công nghệ thông tin tại Đại học FPT thì cần điều kiện gì và khi nào hết hạn đăng ký? (Đam, 19 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội)
- Bà Vũ Thu Chinh:
Để đăng ký học ngành CNTT của ĐH FPT, em có thể chọn hình thức xét tuyển (sử dụng kết quả học bạ THPT hoặc điểm thi THPT Quốc gia, với các tổ hợp D01, A00, A01, D90) hoặc tham dự kỳ thi sơ tuyển của trường diễn ra vào ngày 12/05/2019.
Với hình thức xét tuyển điểm thi THPT, em được cộng 3 điểm ưu tiên khi chọn FPT là NV 1/2/3 trong đợt đăng ký nguyện vọng lần 1 của Bộ Giáo dục & đào tạo.
Thời hạn đăng ký xét tuyển đợt 1 là 12/5/2019. Chi tiết em tham khảo tại đây.
Vì thời lượng có hạn, các thắc mắc chưa được giải đáp của độc giả sẽ được Ban tư vấn trả lời vào hòm mail gửi câu hỏi. Độc giả quan tâm và muốn được giải đáp thêm thông tin về Đại học FPT có thể tìm hiểu thêm thông tin của trường tại website https://daihoc.fpt.edu.vn hoặc hotline:
Tư vấn online: (024) 7300 1866/ (028) 7300 1866
Hà Nội: (024) 7300 5588
TP HCM: (028) 7300 5588
Đà Nẵng: (0236) 730 0999
Cần Thơ: (0292) 730 36 36
Mai Thương