Đứng im, tất cả đã bị bao vây
Trước khi tóm sống tội phạm trong các phi vụ buôn bán ma túy, vũ khí xuyên quốc gia, câu thoại đầu tiên bao giờ cũng là 'Cảnh sát đây, các anh đã bị bao vây, đứng im giơ tay lên!'. Thế nhưng câu nói này dường như chả bao giờ phát huy tác dụng.
Cảnh sát đây! Đừng chạy!
Gần chục viên cảnh sát truy đuổi một nghi can bất chấp mọi địa hình nhưng miệng không ngừng hô lớn 'Cảnh sát đây! Đừng chạy!'. Và lẽ dĩ nhiên chả có tên tội phạm nào ngu ngốc đến mức vâng lời cảnh sát.
Thả con tin ra, nếu anh kháng cự chúng tôi sẽ nổ súng
Trình tự giải cứu con tin trong mọi bộ phim hình sự bao gồm: Yêu cầu tội phạm thả con tin bất thành; dùng biện pháp tâm lý khiến tội phạm mất tập trung; giải cứu con tin trong trạng thái ngàn cân treo sợi tóc như gỡ bom, té lầu, té vực,...
Chúng tôi mời anh/chị về hợp tác hỗ trợ điều tra
Lời mời dù được nói ra một cách rất lịch sự nhã nhặn nhưng chẳng ai có thể vui nổi khi nhận được vinh dự hợp tác với cảnh sát này.
Anh/ chị có quyền giữ im lặng
Đây chính là câu nói 'kinh điển' mà bất kỳ mọt phim hình sự Hồng Kông nào cũng thuộc nằm lòng. Một khi nhận được câu nói 'Anh/chị có quyền giữ im lặng nhưng những gì anh/chị nói sẽ là bằng chứng trước tòa' thì chắc chắn 1000% người bị bắt có tội.
Chúng tôi sẽ tạm giam anh/chị trong vòng 48 tiếng
Những nghi phạm có IQ cao, gian xảo hoặc trùm cuối mới có thể nhận được câu nói này từ phía cảnh sát Hồng Kông. Và gần như sau hai ngày, họ sẽ được tại ngoại vì cảnh sát chẳng tóm được manh mối nào.
Có sống cùng sống, có chết cùng chết
Theo kinh nghiệm, những cặp tình nhân, anh em chí cốt thường gặp bom, tai nạn khi đi cùng nhau. Và khi xảy ra sự cố thì ít nhất cũng phải có 10 phút để giằng co 'Anh đi đi! Em đi đi! Không em không đi, có sống cùng sống, có chết cùng chết'. Và kết quả thì cả hai tai qua nạn khỏi dù trải qua tai nạn thảm khốc đến mức độ nào.
Là phúc không phải họa, là họa không tránh khỏi
Gỡ bom là đặc sản của cảnh sát TVB, trong một bộ phim thế nào cũng có cảnh phải gỡ bom, và bom nhất định phải có 3 màu đỏ - xanh - vàng. Nhân vật chính lúc nào cũng phó mặc cho may rủi để cắt bom, vì suy nghĩ theo kiểu 'là phúc không phải họa, là họa không tránh khỏi'.
Và đặc biệt, nếu gặp bom cả hai cùng chạy khả năng cùng sống sót là 100%. Nhưng nếu chỉ một người chạy thì tỷ lệ sống sót của người còn lại phụ thuộc vào việc anh ấy là nhân vật chính hay phụ.
Vào ngày... anh/chị đã ở đâu và đang làm gì?
Nhân chứng luôn là những người có trí nhớ cực siêu phàm. Họ có thể nhớ chính xác khuôn mặt, trang phục, biển số xe thậm chí nhận ra thủ phạm bị vàng da, móng tay bị xước,... nói chung là những chi tiết mấu chốt giúp cảnh sát dễ dàng phá án.
Chim sẻ gọi đại bàng. Đại bàng nghe rõ trả lời
Đây chính là câu thoại quen thuộc trong các phân cảnh theo dõi và truy đuổi tội phạm. Chim sẻ và đại bàng là cách xưng hô 'kinh điển' của cảnh sát Hồng Kông.
Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng khó lọt
'Yes sir! Yes madam!'
Một câu nói cửa miệng của giới hình cảnh Hồng Kông, xuất hiện trong mọi bộ phim và thậm chí là mỗi tập phim cảnh sát của TVB.
Xem thêm:
> Những sự thật 'bá đạo' chỉ có trong phim kiếm hiệp
> Những màn kỹ xảo không thể nhịn cười trong phim Trung Quốc
Thần Kỳ tổng hợp
Xem video: Cao thủ võ lâm làm cách nào để nhận biết có sát khí?