Lục Mạch Thần Kiếm
Lục mạch thần kiếm là tuyệt kỹ sử dụng kiếm khí (vô hình) để sát thương đối thủ, nó được xem là môn võ công mạnh nhất nhưng không ai luyện được (kể cả 6 cao tăng đắc đạo Thiên Long tự) cho đến khi Đoàn Dự vô tình luyện thành công. Bộ thần kiếm này được sánh ngang với Dịch Cân Kinh của Thiếu Lâm Tự nên nó thu hút các võ lâm cao thủ chiếm đoạt và tiêu biểu nhất là Đại Luân Minh Vương Cưu Ma Trí. Xem ra nếu Đoàn Dự mà chú tâm thì chắc sẽ trở thành thiên hạ đệ nhất bởi quá nhiều lần vô tình lượm được bí kíp.
> Đoàn Dự dùng Lục Mạch Thần Kiếm giao đấu với Đại sư Thổ Phồn
Bích Hải Triều Sinh Khúc
Bích Hải Triều Sinh Khúc là bài tiêu khúc của Đông Tà Hoàng Dược Sư. Khúc tiêu này mô phỏng biển cả mênh mông, vạn dặm phẳng lì, xa xa sóng biển từ từ tiến tới, càng gần càng mau. Sau cùng thì cuồn cuộn dâng lên, sóng trắng như núi nối nhau, mà trong làn sóng thì cá nhảy kình bơi. Trên mặt biển thì gió thổi âu bay, lại thêm yêu ma quỷ mị, quái vật giỡn sóng, thoắt thì núi băng trôi tới, thoắt thì biển nóng như sôi, biến ảo đủ vành, mà sau khi triều lui thì mặt nước phẳng lặng như gương... khiến các cao thủ võ lâm ai cũng kinh hãi khi nghe đến.
> Bích Hải Triều Sinh Khúc của Hoàng Dược Sư đấu với Giáng Long Thập Bát Chưởng của Quách Tĩnh
Ngọc Nữ Tâm Kinh
Ngọc Nữ Tâm Kinh là môn võ công lợi hại nhất của phái Cổ Mộ, theo lời kể của Tiểu Long Nữ thì đây là môn võ công do tổ sư bà bà Lâm Triều Anh sáng tạo ra. Ngọc Nữ Tâm Kinh muốn luyện thành phải trải qua 3 giai đoạn: Thứ nhất phải luyện hết võ công của Toàn Chân Giáo (Toàn Chân Kiếm Pháp); Thứ hai phải luyện hết võ công của phái Cổ Mộ; Và thứ ba cũng là quan trọng nhất khi luyện tập phải có người cùng luyện và phải cởi bỏ quần áo trong lúc luyện công do lúc luyện tập khí nóng trong cơ thể phát ra nếu có quần áo khí nóng chạy ngược vào thể nội nhẹ thì tẩu hoả nhâp ma, nặng thì chết ngay tức khắc. Rõ ràng với điều kiện thứ ba thì môn võ này quả thật có hiếm người luyện thành công.
> Dương Quá và Tiểu Long Nữ luyện Ngọc Nữ Tâm Kinh
Tịch Tà Kiếm Pháp
Tịch Tà Kiếm Pháp là bí kíp kiếm thuật thượng thặng có cùng nguồn gốc với Quỳ Hoa Bảo Điển, và là nguồn gốc của những tranh chấp trên giang hồ. Giang hồ cho rằng khi luyện Tịch tà kiếm pháp họ sẽ thành kiếm thủ vô địch, bất khả chiến bại. Nhưng trên thực tế, cả hai người luyện Tịch tà kiếm pháp thành thục là Lâm Bình Chi và Nhạc Bất Quần đều bị Lệnh Hồ Xung dùng Độc cô cửu kiếm đánh bại bằng việc tìm ra sơ hở của quá trình biến chiêu thức. Vậy rõ ràng bộ kiếm pháp này không phải là vô địch và khi luyện cũng phải 'tự cung'. Vậy giang hồ tranh giành nhau bộ bí kíp này để làm gì?
> Tịch Tà Kiếm Pháp đấu Hàn Băng Miên Chưởng
Thập bát La Hán trận (Đồng Nhân trận pháp)
Theo truyền thuyết, Thập bát La Hán trận là bảo pháp trấn sơn của Thiếu Lâm, trận pháp của 18 đại cao thủ. Sử sách mô tả: Khi di chuyển linh hoạt như nước chảy, khi đứng im vững vàng như núi, đầu cuối tương ứng, không chút sơ hở... Có thuyết nói, để đề phòng đệ tử Thiếu Lâm khi công phu chưa luyện thành mà tự ý xuống núi, bị kẻ khác đánh bại làm ô danh Thiếu Lâm, các cao tăng đã đặt 18 người đồng trước cửa ra, đệ tử nào có thể đánh lui người đồng tức là công phu đã đạt tới mức thâm hậu.
> Lệnh Hồ Xung thử sức với Đồng Nhân trận pháp
> Châu Tinh Trì tả tơi khi gặp Thập bát La Hán trận
Đàn Chỉ Thần Công
Theo truyện Anh Hùng Xạ Điêu, Đàn Chỉ Thần Công là một trong những công phu của Đông Tà Hoàng Dược Sư. Loại công phu này sử dụng nội lực tích tụ vào lòng bàn tay, sau đó dùng ám khí hoặc những viên đá mà bắn ra. Khi bắn ra viên đá mang theo nội lực, nếu đối phương bị bắn trúng sẽ bị thương rất nặng.
> Hoàng Dược Sư đấu Thất tinh Bắc Đẩu trận
>> Xem thêm: Những bí kíp võ công 'kinh điển' trong phim kiếm hiệp (Phần 1)
Những bí kíp võ công 'kinh điển' trong phim kiếm hiệp (Phần 2) Giáng Long Thập Bát Chưởng, Độc Cô Cửu Kiếm, Đả Cẩu Bổng Pháp... |