Ông Nguyễn Văn Bảy là một trong 19 phi công Việt Nam đạt đẳng cấp ACES - danh hiệu có từ chiến tranh thế giới thứ hai dành cho những phi công lái máy bay quân sự có số lần bắn hạ máy bay đối phương đạt con số từ 5 trở lên.
Trong hai năm 1966-1967, ông Bảy đã bắn rơi 7 máy bay Mỹ và được phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Bảy là một trong 19 phi công Việt Nam đạt đẳng cấp ACES - danh hiệu có từ chiến tranh thế giới thứ hai dành cho những phi công lái máy bay quân sự có số lần bắn hạ máy bay đối phương đạt con số từ 5 trở lên.
Trong hai năm 1966-1967, ông Bảy đã bắn rơi 7 máy bay Mỹ và được phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Ông Bảy, tên thật là Nguyễn Văn Hoa, là con thứ bảy trong gia đình 10 người con. Do người Nam Bộ hay gọi theo thứ tự nên dần cái tên Nguyễn Văn Bảy thành tên chính.
Ông Bảy, tên thật là Nguyễn Văn Hoa, là con thứ bảy trong gia đình 10 người con. Do người Nam Bộ hay gọi theo thứ tự nên dần cái tên Nguyễn Văn Bảy thành tên chính.
Sau khi nghỉ hưu năm 1990, ông Bảy trở về quê nhà ấp Hậu Thành, xã Tân Dương, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) để trồng rau, nuôi cá. "Mấy bữa báo đài về quay tao, lính tao gọi điện, viết thư, hỏi nhà nước không đãi ngộ hay sao mà anh khổ vậy. Tao bảo tao khoái thì làm thôi. Giờ ngồi chơi là tao buồn. Nhà nước đãi ngộ quá đủ rồi", ông Bảy kể.
Sau khi nghỉ hưu năm 1990, ông Bảy trở về quê nhà ấp Hậu Thành, xã Tân Dương, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) để trồng rau, nuôi cá. "Mấy bữa báo đài về quay tao, lính tao gọi điện, viết thư, hỏi nhà nước không đãi ngộ hay sao mà anh khổ vậy. Tao bảo tao khoái thì làm thôi. Giờ ngồi chơi là tao buồn. Nhà nước đãi ngộ quá đủ rồi", ông Bảy kể.
Ông Bảy cắm những cây tre để gia cố ao cá tại nhà. Ở tuổi 82, ông vẫn mang vác vật nặng mà không cần nhờ con cái phụ giúp.
Ông Bảy cắm những cây tre để gia cố ao cá tại nhà. Ở tuổi 82, ông vẫn mang vác vật nặng mà không cần nhờ con cái phụ giúp.
Một ngày của cựu đại tá phi công bắt đầu từ 4h30 bằng việc dậy đi bộ, uống cà phê sau đó dọn dẹp vườn tược, cho cá ăn và lội đầm hái sen. "Lao động là khỏe nhất", ông Bảy tâm sự.
Một ngày của cựu đại tá phi công bắt đầu từ 4h30 bằng việc dậy đi bộ, uống cà phê sau đó dọn dẹp vườn tược, cho cá ăn và lội đầm hái sen. "Lao động là khỏe nhất", ông Bảy tâm sự.
Trong khu vườn rộng hơn 5.000 m2, ông trồng đủ loại trái cây, hoa kiểng như sen, đu đủ, vú sữa, cà phê, ca cao, hoa anh đào... Tất cả đều được ông lấy giống từ những chuyến tham quan các vùng miền của đất nước.
Trong khu vườn rộng hơn 5.000 m2, ông trồng đủ loại trái cây, hoa kiểng như sen, đu đủ, vú sữa, cà phê, ca cao, hoa anh đào... Tất cả đều được ông lấy giống từ những chuyến tham quan các vùng miền của đất nước.
Thi thoảng vào chiều muộn, ông cùng hàng xóm quây quần ngồi nhậu cho vui. "Ở ấp này, tôi gọi ông Bảy là bố vì tính ông nông dân, chân chất. Trong ấp, bà con ai ai đều được nhờ ở ông, từ đường sá đến điện, nước", ông Lâm, người dân ở ấp Hòa Thành nói.
Thi thoảng vào chiều muộn, ông cùng hàng xóm quây quần ngồi nhậu cho vui. "Ở ấp này, tôi gọi ông Bảy là bố vì tính ông nông dân, chân chất. Trong ấp, bà con ai ai đều được nhờ ở ông, từ đường sá đến điện, nước", ông Lâm, người dân ở ấp Hòa Thành nói.
Khoảnh khắc ông Bảy kể về cảm giác đầu tiên học lái máy bay ở Trung Quốc. "Đời tao chưa bao giờ nghĩ sẽ lái máy bay. Lần đầu mở một cục sắt thấy nó quay rào rào. Tao khoái quá nên buông cả cần lái, vỗ tay. May có thầy giáo ngồi sau nhắc nhở", ông Bảy nhớ lại.
Khoảnh khắc ông Bảy kể về cảm giác đầu tiên học lái máy bay ở Trung Quốc. "Đời tao chưa bao giờ nghĩ sẽ lái máy bay. Lần đầu mở một cục sắt thấy nó quay rào rào. Tao khoái quá nên buông cả cần lái, vỗ tay. May có thầy giáo ngồi sau nhắc nhở", ông Bảy nhớ lại.
Ông Bảy bên vợ và gia đình sau bữa sáng. "Tao quen bà ấy khi đang huấn luyện ở sân bay Cát Bi - Hải Phòng. Nhớ ngày tổ chức đám cưới (tháng 4/1966) mới 45 phút thì có báo động, tao phải tức tốc lên máy bay đi chiến đấu, thế là bỏ bà ấy mặc nguyên đồ cưới làm lễ một mình", ông kể lại kỷ niệm ngày cưới với bà Trần Thị Niên - người cùng quê.
Ông Bảy bên vợ và gia đình sau bữa sáng. "Tao quen bà ấy khi đang huấn luyện ở sân bay Cát Bi - Hải Phòng. Nhớ ngày tổ chức đám cưới (tháng 4/1966) mới 45 phút thì có báo động, tao phải tức tốc lên máy bay đi chiến đấu, thế là bỏ bà ấy mặc nguyên đồ cưới làm lễ một mình", ông kể lại kỷ niệm ngày cưới với bà Trần Thị Niên - người cùng quê.
Trang phục đời thường và bộ quân phục Không quân được ông Bảy treo trang trọng trong một góc nhà.
Thành Nguyễn