Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính 5 xã thuộc huyện Long Thành, trong đó giải thể toàn bộ xã Suối Trầu để làm sân bay Long Thành.
Xã Suối Trầu rộng khoảng 1.400 hecta, với hơn 2.000 hộ dân (5.800 người) của 3 ấp nằm trọn trong vùng dự án. Khi dự án triển khai, những hộ này sẽ thành một ấp mới của xã Bình Sơn, được chuyển đến khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn và Bình Sơn cách trung tâm xã chừng 10 km. Một số ít không nằm trong vùng dự án sẽ được nhập vào xã Bàu Cạn, giáp với xã này.
Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính 5 xã thuộc huyện Long Thành, trong đó giải thể toàn bộ xã Suối Trầu để làm sân bay Long Thành.
Xã Suối Trầu rộng khoảng 1.400 hecta, với hơn 2.000 hộ dân (5.800 người) của 3 ấp nằm trọn trong vùng dự án. Khi dự án triển khai, những hộ này sẽ thành một ấp mới của xã Bình Sơn, được chuyển đến khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn và Bình Sơn cách trung tâm xã chừng 10 km. Một số ít không nằm trong vùng dự án sẽ được nhập vào xã Bàu Cạn, giáp với xã này.
Do nằm trong dự án nên 20 năm nay, nhiều tuyến đường trung tâm xã không được trải nhựa, nâng cấp. "Mùa nắng bụi bay mịt mù, mưa xuống thì đường lầy lội. Dân ở đây sống quá cực khổ rồi", anh Ôn Ngọc Hiếu, ấp 1, xã Suối Trầu nói.
Do nằm trong dự án nên 20 năm nay, nhiều tuyến đường trung tâm xã không được trải nhựa, nâng cấp. "Mùa nắng bụi bay mịt mù, mưa xuống thì đường lầy lội. Dân ở đây sống quá cực khổ rồi", anh Ôn Ngọc Hiếu, ấp 1, xã Suối Trầu nói.
Nhà dân trong xã đều xập xệ, ẩm thấp, dột nát. Trong đó, căn nhà bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết (59 tuổi) bị hư hỏng nhiều nơi, tường nứt toác có thể sập bất cứ lúc nào.
Nhà dân trong xã đều xập xệ, ẩm thấp, dột nát. Trong đó, căn nhà bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết (59 tuổi) bị hư hỏng nhiều nơi, tường nứt toác có thể sập bất cứ lúc nào.
Ngồi trước căn nhà xập xệ đã gắn bó với gia đình 30 năm qua, bà Trần Thị Thành (79 tuổi) cho biết, nhiều năm nay muốn sửa chữa nhà cửa cho khang trang nhưng không được phép. "Mong nhà nước có chính sách đền bù thỏa đáng cho người dân vùng này vì bao năm qua đã chịu quá nhiều thiệt thòi", bà Thành nói.
Ngồi trước căn nhà xập xệ đã gắn bó với gia đình 30 năm qua, bà Trần Thị Thành (79 tuổi) cho biết, nhiều năm nay muốn sửa chữa nhà cửa cho khang trang nhưng không được phép. "Mong nhà nước có chính sách đền bù thỏa đáng cho người dân vùng này vì bao năm qua đã chịu quá nhiều thiệt thòi", bà Thành nói.
Chạy dọc các tuyến đường liên thôn ở xã Suối Trầu, hàng loạt căn nhà người dân bỏ hoang để đi nơi khác làm ăn.
Chạy dọc các tuyến đường liên thôn ở xã Suối Trầu, hàng loạt căn nhà người dân bỏ hoang để đi nơi khác làm ăn.
Không có chợ, người dân phải mua thực phẩm từ những người chở đến tận ngõ hẻm. "Lâu nay người dân muốn mua nhu yếu phẩm thì phải chạy ra xã Bình Sơn cách 7 km", bà Hồng cho biết.
Không có chợ, người dân phải mua thực phẩm từ những người chở đến tận ngõ hẻm. "Lâu nay người dân muốn mua nhu yếu phẩm thì phải chạy ra xã Bình Sơn cách 7 km", bà Hồng cho biết.
Nhìn vườn điều rộng 1,3 ha cằn cỗi của gia đình bị bỏ hoang nhiều năm, ông Vũ Văn Hồng (59 tuổi) không khỏi xót xa. "Chặt cũng không đặng mà trồng mới cũng không xong. Có đất nhưng chẳng làm gì được, vay thì ngân hàng không duyệt, tách thửa cho con cái cũng không được", ông Hồng chia sẻ.
Phần lớn người dân ở xã sống nhờ vào trồng điều, cao su, mì... Tuy nhiên, từ khi có dự án, họ không dám đầu tư vào đất rẫy, mà chuyển sang làm công nhân ở các xí nghiệp.
Nhìn vườn điều rộng 1,3 ha cằn cỗi của gia đình bị bỏ hoang nhiều năm, ông Vũ Văn Hồng (59 tuổi) không khỏi xót xa. "Chặt cũng không đặng mà trồng mới cũng không xong. Có đất nhưng chẳng làm gì được, vay thì ngân hàng không duyệt, tách thửa cho con cái cũng không được", ông Hồng chia sẻ.
Phần lớn người dân ở xã sống nhờ vào trồng điều, cao su, mì... Tuy nhiên, từ khi có dự án, họ không dám đầu tư vào đất rẫy, mà chuyển sang làm công nhân ở các xí nghiệp.
Ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND huyện Long Thành cho biết, các cơ sở trường học và trạm y tế... tạm thời vẫn được giữ nguyên. Cán bộ xã sẽ được bố trí công việc mới. "Hiện chúng tôi đã ra quyết định thu hồi đất, chuẩn bị kiểm đếm tài sản của người dân", ông Đức nói.
Ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND huyện Long Thành cho biết, các cơ sở trường học và trạm y tế... tạm thời vẫn được giữ nguyên. Cán bộ xã sẽ được bố trí công việc mới. "Hiện chúng tôi đã ra quyết định thu hồi đất, chuẩn bị kiểm đếm tài sản của người dân", ông Đức nói.
Đường vào trung tâm xã Suối Trầu khá heo hút, hai bên là nông trường cao su chờ được giải phóng mặt bằng để bàn giao đất sạch cho chủ đầu tư.
Đường vào trung tâm xã Suối Trầu khá heo hút, hai bên là nông trường cao su chờ được giải phóng mặt bằng để bàn giao đất sạch cho chủ đầu tư.
Vị trí xã Suối Trầu nằm trong dự án sân bay Long Thành. Ảnh: Thanh Huyền.
Sân bay Long Thành là công trình có tổng mức đầu tư 336.630 tỷ đồng (tương đương 16 tỷ USD), trong đó giai đoạn một là 114.000 tỷ đồng (5,4 tỷ USD).
Tháng 11/2017, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành với tổng mức đầu tư gần 23.000 tỷ đồng. Dự kiến cuối năm 2025, sân bay đưa vào hoạt động giai đoạn 1.
Vị trí xã Suối Trầu nằm trong dự án sân bay Long Thành. Ảnh: Thanh Huyền.
Sân bay Long Thành là công trình có tổng mức đầu tư 336.630 tỷ đồng (tương đương 16 tỷ USD), trong đó giai đoạn một là 114.000 tỷ đồng (5,4 tỷ USD).
Tháng 11/2017, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành với tổng mức đầu tư gần 23.000 tỷ đồng. Dự kiến cuối năm 2025, sân bay đưa vào hoạt động giai đoạn 1.
Hữu Khoa - Phước Tuấn