Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898 - 1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Dân gian còn gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề (vì nó được bắc qua bến Bồ Đề).
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898 - 1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Dân gian còn gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề (vì nó được bắc qua bến Bồ Đề).
Đoạn cầu đi qua con đường gốm sứ mới được hình thành trong những năm gần đây.
Dù thành phố đã mở rộng sang phía Long Biên, Gia Lâm nhưng ở đây vẫn còn những con thuyền nhỏ, lợp tạm bằng vải bạt trôi nổi.
Dù thành phố đã mở rộng sang phía Long Biên, Gia Lâm nhưng ở đây vẫn còn những con thuyền nhỏ, lợp tạm bằng vải bạt trôi nổi.
Ngày càng có nhiều cầu bắc qua sông Hồng nên cầu Long Biên không có nhiều người đi lại. Thiếu vắng những ôtô sang trọng, chỉ có xe đạp, xe máy qua đây nên đôi lúc, bạn sẽ cảm thấy được trở lại Hà Nội những năm 1980.
Ngày càng có nhiều cầu bắc qua sông Hồng nên cầu Long Biên không có nhiều người đi lại. Thiếu vắng những ôtô sang trọng, chỉ có xe đạp, xe máy qua đây nên đôi lúc, bạn sẽ cảm thấy được trở lại Hà Nội những năm 1980.
Từ ga Long Biên, bạn cũng có thể di chuyển bằng tàu tới các địa phương lân cận Hà Nội như Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang...
Từ ga Long Biên, bạn cũng có thể di chuyển bằng tàu tới các địa phương lân cận Hà Nội như Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang...
Với người dân Hà Nội, cây cầu Long Biên không chỉ là nơi giao thông qua lại mà đó còn là nơi để tận hưởng những khoảnh khắc bình yên của thành phố.
Với người dân Hà Nội, cây cầu Long Biên không chỉ là nơi giao thông qua lại mà đó còn là nơi để tận hưởng những khoảnh khắc bình yên của thành phố.
Phía đường dẫn chân cầu lúc nào cũng sôi động kẻ mua người bán.
Bên dưới là bãi giữa sông Hồng. Vùng đất này thường được phù sa bồi đắp màu mỡ nên trồng được nhiều loại hoa màu khác nhau.
Bên dưới là bãi giữa sông Hồng. Vùng đất này thường được phù sa bồi đắp màu mỡ nên trồng được nhiều loại hoa màu khác nhau.
Phía dưới chân cầu có hàng trăm hộ dân sinh sống. Có những cầu thang sắt đi tắt từ cầu xuống các khu nhà đó.
Phía dưới chân cầu có hàng trăm hộ dân sinh sống. Có những cầu thang sắt đi tắt từ cầu xuống các khu nhà đó.
Cây cầu hơn 100 tuổi là nét đẹp thân thương mà mỗi người con Hà Nội khi đi xa đều nhớ về.
Josephine Hương Giang