Thứ bảy, 15/2/2025
Chủ nhật, 15/3/2015, 05:00 (GMT+7)

Cuộc sống của học trò thời chiến

Mặc bom đạn, học sinh miền Bắc vẫn tổ chức các lớp học ngay sân đình, sân kho, dưới hầm hào. Trong lớp học còn tổ chức cách cứu thương cho hợp với tình tình thời chiến.

Nằm trong khuôn khổ triển lãm "Hai chị em - Hai trận tuyến" do Bảo tàng phụ nữ Việt Nam tổ chức trong tháng 3, những hình ảnh học sinh miền Bắc tham gia học tập, lao động, sản xuất gợi nhắc người xem về một thời gian khó, những năm 1965-1972. 

Hòa vào nhịp kháng chiến của dân tộc, các lớp học được tổ chức khắp mọi nơi: sân đình, sân kho, hợp tác xã, nhà dân... Để đảm bảo an toàn, học sinh ở Hải An (Hải Phòng) đi học đều mang theo mũ rơm và túi cứu thương. 

Mũ rơm đã đi vào bài thơ Chào xuân 67 của nhà thơ Tố Hữu: Chào các em, những đồng chí của tương lai/Mang mũ rơm đi học đường dài...

Học sinh cấp 2 trường Hữu Loan (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) tập đan mũ rơm.

Bom đạn không từ bất cứ ai, học sinh thời chiến đều được hướng dẫn về cách sơ cứu ngay trong lớp học.

Sau mỗi giờ lên lớp, các học trò lại giúp gia đình tăng gia sản xuất.

Học sinh lớp mầm non học múa hát ở sân đình, bên những miệng hầm. Mỗi khi có báo động máy bay Mỹ, cô trò lại nhanh chóng sơ tán vào nơi trú ẩn.

Nhà trẻ của Xí nghiệp công nghệ thực phẩm Quảng Ninh có hầm trú bom rất vững chắc.

Các cô bảo mẫu thực tập đưa trẻ em xuống hầm hào khi có báo động máy bay Mỹ tới.

Học sinh mầm non ở Lí Ninh (Quảng Bình) được chăm sóc dưới hầm chữ A để tránh bom đạn.

Nữ dân quân đón con đi học về sau giờ trực chiến.

Chị Nguyễn Thị Ngọc, công nhân Công ty xây lắp Hải Phòng sinh một lần ba con trai. Chồng hy sinh, một mình chị vừa công tác, vừa nuôi dạy các con trưởng thành.

Thanh Hòa
Ảnh: Bảo tàng phụ nữ Việt Nam