|
Ngôi sao này phát ra những xung vô tuyến ngắn với chu kỳ 0,033 giây - hay nói cách khác đây là một pulsar (ẩn tinh). Chu kỳ phát xạ này (gợi nhớ đến ánh sáng của ngọn hải đăng) được giải thích bằng hiện tượng xoay rất nhanh của ngôi sao. Chu kỳ phát xạ của phần lớn các pulsar chỉ bằng 1 giây. Bất cứ một ngôi sao thông thường nào cũng không thể quay nhanh như vậy, do nó có thể nhanh chóng bị xé nát bởi lực ly tâm. Chỉ có những ngôi sao neutron vốn có kích thước rất nhỏ và tỷ trọng lớn mới có thể chịu được tốc độ xoay điên cuồng này. Cũng có những ngôi sao neutron không phát ra sóng vô tuyến mà ra các tia rơnghen. Trong quá trình nổ, khi khối lượng hạt nhân của một ngôi sao lớn gấp 2 lần mặt trời, lực kéo của nó sẽ rất lớn. Ngôi sao này sẽ không biến thành một ngôi sao neutron mà thành một lỗ đen - vốn được mệnh danh là "một con nhện của vũ trụ" rất đáng sợ và phàm ăn.
Như đã nêu ở trước, khối lượng của một ngôi sao chính là đặc tính quan trọng nhất xác định số phận của nó. Các nhà vật lý thiên văn trong một thời gian dài luôn khẳng định rằng khối lượng lớn nhất của các ngôi sao không vượt quá gấp rưỡi khối lượng mặt trời. Cho tới nay, trong tàn tích của những vụ nổ được phát hiện, người ta không phát hiện thấy một ngôi sao neutron nào có khối lượng gấp đôi so với mặt trời. Vấn đề này đã được chuyên gia Jerry Braun tại Đại học New York (Mỹ) nghiên cứu rất kỹ. Theo các tính toán ông khẳng định: sau vụ nổ có số hiệu SN1987A sẽ tồn tại một ngôi sao neutron nặng gấp đôi mặt trời. Tuy nhiên, bất chấp mọi nỗ lực tìm kiếm của các nhà thiên văn, ngôi sao theo giả định này vẫn chưa được tìm ra.
Braun cùng với nhà khoa học đoạt giải Nobel năm 1967 - Hansom Bete - đã đưa ra giả thuyết cho rằng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của các ngôi sao neutron chính là các kaon. Những phần tử nhỏ này, được phát hiện vào năm 1953-1954, đã khiến những nhân vật phát hiện ra phải sửng sốt vì các đặc tính kỳ lạ của chúng. Braun và Bete nhận định những tính chất kỳ lạ của các kaon cho phép tạo ra một ngôi sao proton-neutron, trong đó một số lượng lớn các kaon nhiễm điện âm sẽ tạo điều kiện cho sự tồn tại của các proton nhiễm điện dương. Trên cơ sở này, Bete và Braun đã phát triển một luận điểm cho rằng ngôi sao proton-neutron (khác với ngôi sao neutron thuần nhất) có tính không ổn định và sẽ bị hút vào lỗ đen.
Theo cách đó, sự có mặt của các kaon kiểu trên sẽ bắt chước những ngôi sao neutron có khối lượng gấp rưỡi mặt trời trở lên tăng tỷ trọng, thúc đẩy quá trình huỷ diệt do lực hấp dẫn, cuối cùng dẫn tới việc tạo ra một lỗ đen. Đó chính là nguyên nhân mà cho tới nay, người ta chưa phát hiện thấy một ngôi sao neutron nào có khối lượng lớn gấp rưỡi mặt trời. Thay vào đó, các chuyên gia vật lý thiên văn đang tập trung tìm kiếm một lỗ đen trong vùng trung tâm vụ nổ SN1987A.
Thế Giới Mới (theo New Scientist)