Các tổ chức nhân đạo kêu gọi các nước giầu giảm bảo hộ. |
Bản thông báo này còn khẳng định, hai đề xuất liên quan đến đầu tư và luật cạnh tranh là rất đáng “lo ngại”.
“Hầu hết các nước đang phát triển phải đối mặt với hạn chế về nguồn lực tự nhiên. Thế nên, việc đàm phán các đề xuất mới tại WTO sẽ không có ý nghĩa. Thậm chí, nó có thể đem lại những hậu quả nghiêm trọng đối với việc phát triển kinh tế”, bản tuyên bố chỉ rõ.
4 đề xuất mới của WTO: - Đầu tư. Các đề xuất trên còn được gọi là "vấn đề Singapore", bởi nó chính thức được đưa ra từ năm 1996 khi WTO nhóm họp tại quốc đảo này. |
Các nước châu Phi còn chỉ trích mạnh mẽ việc Mỹ và EU có những thoả thuận về trợ cấp nông sản. Chẳng hạn, mỗi năm, EU bỏ ra 2-5 tỷ USD, Mỹ chi 15 tỷ USD giúp nông dân các nước này ổn định sản xuất, có đầu ra ổn định cho hàng hoá.
Nhiều nước đang phát triển khác cũng chia sẻ quan điểm này với Phi châu. Họ cùng cho rằng nội dung kỳ họp tới của WTO đã quá tải và chưa nên bàn thảo về 4 đề xuất nói trên.
Trong khi đó, theo các tổ chức nhân đạo, những thay đổi mới trong chính sách của WTO theo các đề xuất mới sẽ làm tăng thêm quyền lực cho các tập đoàn đa quốc gia (MNC). Cụ thể, các công ty này có thể lợi dụng sự nới lỏng hàng rào thương mại để kiếm những khoản siêu lợi nhuận tại các nước nghèo.
Kim Tinh (Theo BBC)