Hơn 6h sáng 11/7, đoàn cựu chiến binh các đơn vị 356, 313, 316... từng chiến đấu ở Hà Giang trở về biên giới Thanh Thủy (Vị Xuyên). Họ rủ nhau đi bộ, vượt con dốc dài cả km để nhìn lại chiến trường xưa.
Hơn 6h sáng 11/7, đoàn cựu chiến binh các đơn vị 356, 313, 316... từng chiến đấu ở Hà Giang trở về biên giới Thanh Thủy (Vị Xuyên). Họ rủ nhau đi bộ, vượt con dốc dài cả km để nhìn lại chiến trường xưa.
Vị Xuyên từng là chiến trường khốc liệt, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ các đơn vị vũ trang hy sinh khi bảo vệ các điểm cao biên giới trước sự lấn chiếm của quân Trung Quốc. Riêng ngày 12/7/1984, gần 600 chiến sĩ Sư đoàn 356 hy sinh trong trận đánh mở màn chiến dịch giành lại cao điểm bị quân Trung Quốc chiếm giữ. Từ đó 12/7 được coi là ngày giỗ trận của đơn vị này.
Vị Xuyên từng là chiến trường khốc liệt, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ các đơn vị vũ trang hy sinh khi bảo vệ các điểm cao biên giới trước sự lấn chiếm của quân Trung Quốc. Riêng ngày 12/7/1984, gần 600 chiến sĩ Sư đoàn 356 hy sinh trong trận đánh mở màn chiến dịch giành lại cao điểm bị quân Trung Quốc chiếm giữ. Từ đó 12/7 được coi là ngày giỗ trận của đơn vị này.
Nhà tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Vị Xuyên khánh thành hôm 25/6, huy động từ nguồn vốn xã hội hóa, chủ yếu do cựu chiến binh các đơn vị từng chiến đấu ở Hà Giang quyên góp. Nhà tưởng niệm xây trên cao điểm 468, rộng hơn 1.000 m2. Các công trình phụ trợ khác đang trong giai đoạn hoàn thành.
Nhà tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Vị Xuyên khánh thành hôm 25/6, huy động từ nguồn vốn xã hội hóa, chủ yếu do cựu chiến binh các đơn vị từng chiến đấu ở Hà Giang quyên góp. Nhà tưởng niệm xây trên cao điểm 468, rộng hơn 1.000 m2. Các công trình phụ trợ khác đang trong giai đoạn hoàn thành.
Bức phù điêu trong nhà tưởng niệm được lấy cảm hứng từ tượng đài chiến sĩ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Nơi đây thờ chung những người lính đã ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ biên giới trên mảnh đất Hà Giang.
Bức phù điêu trong nhà tưởng niệm được lấy cảm hứng từ tượng đài chiến sĩ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Nơi đây thờ chung những người lính đã ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ biên giới trên mảnh đất Hà Giang.
Đại tá Đặng Xuân Nghiêm, nguyên Chủ nhiệm bộ đội pháo binh Sư đoàn 356, chủ trì buổi chào cờ trước sân nhà tưởng niệm.
Đại tá Đặng Xuân Nghiêm, nguyên Chủ nhiệm bộ đội pháo binh Sư đoàn 356, chủ trì buổi chào cờ trước sân nhà tưởng niệm.
"Mảnh đất Vị Xuyên thay da đổi thịt từng ngày, lò vôi thế kỷ 685 đã trở nên xanh tươi, Thanh Thủy, Thanh Hương, Thanh Đức rộn rã tiếng cười. Để có được ngày này là nhờ công ơn các anh, những người con ưu tú đã ngã xuống", cựu chiến binh Đỗ Huy xúc động nói.
"Mảnh đất Vị Xuyên thay da đổi thịt từng ngày, lò vôi thế kỷ 685 đã trở nên xanh tươi, Thanh Thủy, Thanh Hương, Thanh Đức rộn rã tiếng cười. Để có được ngày này là nhờ công ơn các anh, những người con ưu tú đã ngã xuống", cựu chiến binh Đỗ Huy xúc động nói.
Các cựu binh từ Hà Nội, Tuyên Quang, TP HCM... lặng lẽ thắp hương cho đồng đội.
Dòng người nối dài quanh sân nhà tưởng niệm, sau lưng là những điểm cao biên giới - nơi họ từng "sống bám đá, chết hóa đá" để giành giật từng tấc đất với quân xâm lược.
Dòng người nối dài quanh sân nhà tưởng niệm, sau lưng là những điểm cao biên giới - nơi họ từng "sống bám đá, chết hóa đá" để giành giật từng tấc đất với quân xâm lược.
Trong đoàn người về thắp hương còn có vợ, con của các cựu binh.
Cựu chiến binh đại đội 18, trung đoàn 150, Sư đoàn 356 ngồi ôn lại chuyện cũ. Sau lưng họ là các cao điểm 772, 685. Đây là những điểm cao diễn ra các trận đánh ác liệt của bộ đội Việt Nam và quân Trung Quốc. Cao điểm 685 còn được gọi là "lò vôi thế kỷ" bởi từ tháng 7/1984 trở đi, hai bên giành giật nhau từng tấc đất.
Cựu chiến binh đại đội 18, trung đoàn 150, Sư đoàn 356 ngồi ôn lại chuyện cũ. Sau lưng họ là các cao điểm 772, 685. Đây là những điểm cao diễn ra các trận đánh ác liệt của bộ đội Việt Nam và quân Trung Quốc. Cao điểm 685 còn được gọi là "lò vôi thế kỷ" bởi từ tháng 7/1984 trở đi, hai bên giành giật nhau từng tấc đất.
Đứng ở bên này cao điểm 468 có thể nhìn thấy các cao điểm 772, 685, 1509 ở phía xa.
Đài hương 468 - nơi "hội quân" của hương hồn các liệt sĩ Vị Xuyên. Công trình xây dựng cuối năm 2013 trên điểm cao 468, dọc đường đi lên nhà tưởng niệm. Đài hương được giữ nguyên, kè thêm đá ở dưới chân để tránh mưa gió làm ảnh hưởng.
Đài hương 468 - nơi "hội quân" của hương hồn các liệt sĩ Vị Xuyên. Công trình xây dựng cuối năm 2013 trên điểm cao 468, dọc đường đi lên nhà tưởng niệm. Đài hương được giữ nguyên, kè thêm đá ở dưới chân để tránh mưa gió làm ảnh hưởng.
Dưới bóng cờ tổ quốc nơi biên giới tháng 7, người lính chiến một thời kể cho nhau nghe mình đã làm gì trong những trận đánh khốc liệt hơn 30 năm trước. "Đi qua chiến tranh, không ngờ có một ngày được đứng trên mảnh đất này để ôn lại chuyện xưa", cựu chiến binh Bùi Văn Tạo nói.
Dưới bóng cờ tổ quốc nơi biên giới tháng 7, người lính chiến một thời kể cho nhau nghe mình đã làm gì trong những trận đánh khốc liệt hơn 30 năm trước. "Đi qua chiến tranh, không ngờ có một ngày được đứng trên mảnh đất này để ôn lại chuyện xưa", cựu chiến binh Bùi Văn Tạo nói.
Hoàng Phương