Những luồng ánh sáng nhiều hình thù khác nhau, trông như dải lụa trên bầu trời, xuất hiện ở các vùng cực ở phía bắc Nga, Karelia, Murmansk, Arkhangelsk và thậm chí ở gần St. Petersburg. Ảnh: Instagram Hiện tượng ở Nga là bắc cực quang, không hiếm ở khu vực bắc bán cầu. Ánh sáng được đánh giá là đã tạo nên cảnh tượng ngoạn mục, khi bầu trời không có nhiều mây và không có tuyết rơi. Trong thời tiết giá lạnh, với mức nhiệt -20 độ C, nhiều người vẫn dành hàng giờ để chiêm ngưỡng và ghi lại những khoảnh khắc này. Ảnh: Instagram Cực quang là hiện tượng quang học với đặc trưng là sự xuất hiện của các dải ánh sáng nhiều màu sắc, liên tục chuyển động và thay đổi. Ở nam bán cầu, nó được gọi là nam cực quang. Ảnh: Twitter Các nhà khoa học cho biết hiện tượng tự nhiên này xuất hiện ngày càng phổ biến hơn trong vòng 10 năm qua. Tuy nhiên, nó không tạo ra tác động nguy hiểm cho con người. Trong ảnh là cực quang đêm 3/1 ở Arkhangelsk. Ảnh: Twitter Ánh sáng của cực quang được sinh ra từ quá trình tương tác giữa các hạt năng lượng Mặt Trời và tầng khí quyển Trái Đất. Năng lượng từ các vụ va chạm tạo ra các hạt ánh sáng và khiến các hạt phát sáng. Ảnh: Instagram Cực quang có thể thay đổi theo nhiều hình thái khác nhau, như đường ánh sáng mờ, các đường vòng cung, xoáy tròn hay vệt dài trên bầu trời, thay đổi và di chuyển liên tục. Màu sắc phổ biến nhất của cực quang là màu xanh, trường hợp xuất hiện ở tầng khí quyển cao hơn sẽ sinh ánh sáng đỏ và tím. Ảnh: Instagram Video: Bắc cực quang hôm 4/1 ở thành phố Murmansk Cực quang rực rỡ trên bầu trời Nga Anh Hoàng (Video: Ruptly)Cực quang xuất hiện dịp Giáng sinh Ánh sáng rực rỡ của cực quang