Thứ bảy, 16/11/2024
Thứ tư, 30/7/2014, 15:04 (GMT+7)

Cực quang nhìn từ vũ trụ

Cực quang uốn lượn như những dải lụa mềm khổng lồ và huyền ảo khi được nhìn từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Cực quang là hiện tượng quang học, với đặc trưng là sự xuất hiện của ánh sáng nhiều màu sắc trên bầu trời vào ban đêm. Hiện tượng này sinh ra các dải sáng liên tục chuyển động và thay đổi, khiến chúng trông giống những dải lụa màu trên bầu trời.

 

 

Cực quang xuất hiện ở bắc bán cầu Trái Đất được gọi là bắc cực quang, hay ánh sáng bắc cực và gọi là nam cực quang khi được quan sát trên bầu trời ở khu vực nam bán cầu. Bức ảnh này được các phi hành gia ghi lại khi trạm vũ trụ đi qua Nam Thái Bình Dương.

Những dải sáng màu xanh của hiện tượng nam cực quang được chụp bởi nhóm phi hành gia Expedition 37, khi trạm vũ trụ bay qua Tasmania hồi tháng 10/2013.

 

Dải cực quang lớn với màu xanh huyền ảo ngày 15/7/2012. Ảnh chụp từ ISS ở độ cao xấp xỉ 390 km so với bề mặt Trái Đất.

Các cung cực quang có thể gần như đứng im, sau đó bắt đầu "nhảy múa" và đổi hướng. Nó có thể có hình dạng loang lổ hoặc đốm ánh sáng nhấp nháy. Phần lớn cực quang có màu vàng ánh lục, các tia trên cao có màu đỏ, hoặc cũng có trường hợp tia cực quang tạo ra màu lam nhạt. Trong ảnh là các dải ánh sáng xanh, đỏ, vàng kỳ ảo trên bầu trời Alaska.

Ánh sáng yếu ớt với các dải màu mờ nhạt của bắc cực quang được quan sát từ phía bên trái của Trái Đất nếu nhìn từ ISS.

Thủ đô Moscow của Nga về đêm xuất hiện ở vị trí trung tâm của bức ảnh, khi được nhìn từ ISS ngày 28/3/2012.

Linh Anh (Theo Space)