Đến 23h ngày 15/10, nhiều hộ dân ở các tòa nhà trong Khu đô thị Thanh Hà vẫn chuẩn bị xô, chậu, can nhựa... xếp dưới các dãy nhà để chờ xe bồn, hoặc xin nước từ các dãy nhà kế bên để về dùng. Theo người dân, nước bị cắt từ trưa 14/10 nhưng chưa có trở lại, cả khu chỉ còn hai tòa nhà có nước.
Khu đô thị này hiện có 23 tòa nhà với khoảng 16.000 cư dân. Từ đầu tháng 10, nhiều người tại đây phản ánh nước sạch có mùi thuốc tẩy và bị dị ứng da khi dùng. Hôm 10/10, Viện Công nghệ môi trường thông báo kết quả xét nghiệm hàm lượng Amoni trong nước 11,46 mg/l, gấp 38 lần ngưỡng cho phép, hàm lượng clo cũng vượt ngưỡng hàng chục lần.
Lãnh đạo Công ty cổ phần nước sạch Thanh Hà giải thích nguồn cung không đủ, bình thường cấp khoảng 2.000 m3, giờ chỉ được 700 m3 một ngày đêm. Do vậy, công ty đã tăng sản lượng nước từ nguồn giếng khoan 1.000 lên 3.000 m3 một ngày đêm. Vì lưu lượng thay đổi, đồng thời phải bổ sung nước sạch quá gấp nên chưa kịp xử lý các vấn đề vi sinh.
Đến 23h ngày 15/10, nhiều hộ dân ở các tòa nhà trong Khu đô thị Thanh Hà vẫn chuẩn bị xô, chậu, can nhựa... xếp dưới các dãy nhà để chờ xe bồn, hoặc xin nước từ các dãy nhà kế bên để về dùng. Theo người dân, nước bị cắt từ trưa 14/10 nhưng chưa có trở lại, cả khu chỉ còn hai tòa nhà có nước.
Khu đô thị này hiện có 23 tòa nhà với khoảng 16.000 cư dân. Từ đầu tháng 10, nhiều người tại đây phản ánh nước sạch có mùi thuốc tẩy và bị dị ứng da khi dùng. Hôm 10/10, Viện Công nghệ môi trường thông báo kết quả xét nghiệm hàm lượng Amoni trong nước 11,46 mg/l, gấp 38 lần ngưỡng cho phép, hàm lượng clo cũng vượt ngưỡng hàng chục lần.
Lãnh đạo Công ty cổ phần nước sạch Thanh Hà giải thích nguồn cung không đủ, bình thường cấp khoảng 2.000 m3, giờ chỉ được 700 m3 một ngày đêm. Do vậy, công ty đã tăng sản lượng nước từ nguồn giếng khoan 1.000 lên 3.000 m3 một ngày đêm. Vì lưu lượng thay đổi, đồng thời phải bổ sung nước sạch quá gấp nên chưa kịp xử lý các vấn đề vi sinh.
Theo Công ty cổ phần nước sạch Thanh Hà sau buổi làm việc ngày 14/10 với chủ đầu tư khu đô thị, đơn vị đã dừng cấp nước từ nguồn khai thác ngầm tại nhà máy để đảm bảo chất lượng. Vì vậy, nước cấp cho khu đô thị này chỉ sử dụng từ nguồn nước mặt sông Đuống. Tuy nhiên, nguồn cung trên đang bị thiếu hụt và không ổn định dẫn đến việc cư dân không có nước dùng.
Chị Nguyễn Thị Thơm, sống ở tòa nhà HH03A cho biết cả ngày gia đình phải ăn xôi để hạn chế sử dụng nước. "Đây là lần thứ hai trong ngày tôi đi chở nước. Muốn có nước phải ra khỏi khu đô thị, sang khu khác cách gần 500 m để xin. Mất nước, cả nhà cũng không dám tắm", chị nói.
Theo Công ty cổ phần nước sạch Thanh Hà sau buổi làm việc ngày 14/10 với chủ đầu tư khu đô thị, đơn vị đã dừng cấp nước từ nguồn khai thác ngầm tại nhà máy để đảm bảo chất lượng. Vì vậy, nước cấp cho khu đô thị này chỉ sử dụng từ nguồn nước mặt sông Đuống. Tuy nhiên, nguồn cung trên đang bị thiếu hụt và không ổn định dẫn đến việc cư dân không có nước dùng.
Chị Nguyễn Thị Thơm, sống ở tòa nhà HH03A cho biết cả ngày gia đình phải ăn xôi để hạn chế sử dụng nước. "Đây là lần thứ hai trong ngày tôi đi chở nước. Muốn có nước phải ra khỏi khu đô thị, sang khu khác cách gần 500 m để xin. Mất nước, cả nhà cũng không dám tắm", chị nói.
Cách đó hơn 600 m, ở tòa nhà HH03E cũng tập trung đông hộ dân tới xin nước. Hầu hết gia đình phải đợi từ 30 phút đến một tiếng.
Cách đó hơn 600 m, ở tòa nhà HH03E cũng tập trung đông hộ dân tới xin nước. Hầu hết gia đình phải đợi từ 30 phút đến một tiếng.
Người dân xếp hàng dài trước cửa nhà vệ sinh phía sau tòa nhà HH03E, nơi còn hai vòi cung cấp nước.
Trong nhà vệ sinh, một vòi nước ở bồn rửa tay được người dân gỡ bỏ đoạn ống dưới đáy chậu để hứng nước. Trung bình khoảng 3 đến 5 phút lấy được 20 lít nước qua vòi này.
Trong nhà vệ sinh, một vòi nước ở bồn rửa tay được người dân gỡ bỏ đoạn ống dưới đáy chậu để hứng nước. Trung bình khoảng 3 đến 5 phút lấy được 20 lít nước qua vòi này.
Nhóm anh Minh chế thùng xe bán tải bằng cách bọc nylon, sau đó đi xin nước về cho các hộ dân ở tòa nhà HH03A lấy miễn phí.
Nhóm anh Minh chế thùng xe bán tải bằng cách bọc nylon, sau đó đi xin nước về cho các hộ dân ở tòa nhà HH03A lấy miễn phí.
Các vật dụng được người dân huy động tối đa để chứa nước như thùng, chậu, can nhựa...
Một gia đình ở tòa HH03D sử dụng thùng rác có bánh xe để vận chuyển nước về nhà.
Gia đình anh Quảng ở tòa nhà HH03D cho biết, từ ngày 5/10, phát hiện nước có mùi khi thay nước cho bể kính có cá chết. "Nước có mùi clo rất nồng, khi tắm xong trên da có hiện tượng nhớt. Từ bữa đó tới nay, gia đình không dám dùng nước để ăn uống mà chỉ để vệ sinh", anh nói.
Gia đình anh Quảng ở tòa nhà HH03D cho biết, từ ngày 5/10, phát hiện nước có mùi khi thay nước cho bể kính có cá chết. "Nước có mùi clo rất nồng, khi tắm xong trên da có hiện tượng nhớt. Từ bữa đó tới nay, gia đình không dám dùng nước để ăn uống mà chỉ để vệ sinh", anh nói.
Chậu, bát xếp ngổn ngang chờ nước ở một gia đình tòa nhà HH03C.
Về giải pháp trước mắt, trong cuộc họp với các bên, đại diện Sở Xây dựng đã yêu cầu Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội phối hợp Công ty cổ phần nước sạch Thanh Hà để điều tiết, bổ sung nguồn cấp nước ổn định cho khu đô thị, công suất tối đa khoảng 2.000 m3 một ngày đêm.
Ngoài ra, Công ty cổ phần nước sạch Thanh Hà có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư khu đô thị Thanh Hà nâng cao chất lượng, hoàn thiện quy trình xử lý nguồn nước ngầm tại chỗ, đảm bảo quy chuẩn và nguồn cung ổn định cho cư dân, thời hạn hoàn thành trong 3 tháng.
Chậu, bát xếp ngổn ngang chờ nước ở một gia đình tòa nhà HH03C.
Về giải pháp trước mắt, trong cuộc họp với các bên, đại diện Sở Xây dựng đã yêu cầu Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội phối hợp Công ty cổ phần nước sạch Thanh Hà để điều tiết, bổ sung nguồn cấp nước ổn định cho khu đô thị, công suất tối đa khoảng 2.000 m3 một ngày đêm.
Ngoài ra, Công ty cổ phần nước sạch Thanh Hà có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư khu đô thị Thanh Hà nâng cao chất lượng, hoàn thiện quy trình xử lý nguồn nước ngầm tại chỗ, đảm bảo quy chuẩn và nguồn cung ổn định cho cư dân, thời hạn hoàn thành trong 3 tháng.
Người dân xuyên đêm xếp hàng lấy nước sinh hoạt.
Ngọc Thành - Võ Hải