Vào Sài Gòn năm 1951, lúc ba tuổi, gia đình bà Nhời mưu sinh với nghề chài lưới. Theo nghiệp cha mẹ, bà cũng gắn bó với sông nước đến tận bây giờ.
"Ngày xưa tôi đi khắp sông Sài Gòn lưới cá rồi đem ra chợ Thị Nghè bán. Khoảng chục năm nay, tuổi già sức yếu không đi xa được, kênh rạch gần đây thì ô nhiễm, không còn tôm cá nên phải vớt ve chai để mưu sinh", người phụ nữ 74 tuổi cho biết.
Vào Sài Gòn năm 1951, lúc ba tuổi, gia đình bà Nhời mưu sinh với nghề chài lưới. Theo nghiệp cha mẹ, bà cũng gắn bó với sông nước đến tận bây giờ.
"Ngày xưa tôi đi khắp sông Sài Gòn lưới cá rồi đem ra chợ Thị Nghè bán. Khoảng chục năm nay, tuổi già sức yếu không đi xa được, kênh rạch gần đây thì ô nhiễm, không còn tôm cá nên phải vớt ve chai để mưu sinh", người phụ nữ 74 tuổi cho biết.
Hàng ngày, từ 8h sáng, bà Nhời dong thuyền ven bờ, vào các bụi cây, thảm lục bình nhặt vỏ chai nhựa. Con thuyền gắn bó nhiều năm với bà giờ cũng cũ kỹ, mục nát nên khó có thể đi xa ra đến sông Sài Gòn.
Hàng ngày, từ 8h sáng, bà Nhời dong thuyền ven bờ, vào các bụi cây, thảm lục bình nhặt vỏ chai nhựa. Con thuyền gắn bó nhiều năm với bà giờ cũng cũ kỹ, mục nát nên khó có thể đi xa ra đến sông Sài Gòn.
Thuở nhỏ bà Nhời ở đợ, không được đi học nên chưa biết chữ. Năm 19 tuổi bà lập gia đình, vài năm sau cha mẹ mất, chồng cũng bỏ về quê mất liên lạc. Từ đó một mình bà làm nghề cá nuôi con.
“Tôi có ba người con nhưng hai đứa con gái mất sớm vì té sông và bệnh tật. Giờ còn con trai với hai cháu nội, cũng đi làm thuê làm mướn”, bà Nhời kể.
Thuở nhỏ bà Nhời ở đợ, không được đi học nên chưa biết chữ. Năm 19 tuổi bà lập gia đình, vài năm sau cha mẹ mất, chồng cũng bỏ về quê mất liên lạc. Từ đó một mình bà làm nghề cá nuôi con.
“Tôi có ba người con nhưng hai đứa con gái mất sớm vì té sông và bệnh tật. Giờ còn con trai với hai cháu nội, cũng đi làm thuê làm mướn”, bà Nhời kể.
Những vỏ chai nhựa trôi nổi trên kênh lâu thường bám bùn đất nên bà phải rửa sạch tại chỗ.
Thuyền thủng đáy nên cứ chèo được khoảng 10 phút bà Nhời lại dừng lại để tát nước ra ngoài.
Khoảng 10h30, sau hơn hai tiếng lênh đênh, khoang thuyền đầy vỏ chai nhựa bà chèo về nhà. "Rạch này cứ sáng ra là nhiều rác lắm do hai bên nhà dân san sát nhau. Mà sức tôi cũng không nhặt hết nổi nên gần trưa thì về thôi", bà nói.
Khoảng 10h30, sau hơn hai tiếng lênh đênh, khoang thuyền đầy vỏ chai nhựa bà chèo về nhà. "Rạch này cứ sáng ra là nhiều rác lắm do hai bên nhà dân san sát nhau. Mà sức tôi cũng không nhặt hết nổi nên gần trưa thì về thôi", bà nói.
Trên đường về, bà tranh thủ hái ít rau muống mọc gần nhà. Bà cho biết, ruộng rau do mình trồng, thi thoảng hái mang ra chợ bán kiếm chút tiền.
Trên đường về, bà tranh thủ hái ít rau muống mọc gần nhà. Bà cho biết, ruộng rau do mình trồng, thi thoảng hái mang ra chợ bán kiếm chút tiền.
Nơi ở là chòi dựng trên rạch Văn Thánh, biệt lập với khu dân cư trên bờ, được dựng 20 năm nay. Ba mặt là nước nên mọi di chuyển đều bằng thuyền, khách đến chơi cũng phải chờ bà chèo thuyền ra đón. Cạnh đó là đống ve chai đã phân loại được phủ bạt, mỗi tháng bán một lần, được khoảng 600.000 đồng.
Từ nhỏ gia đình bà sống trên những khu nhà ổ chuột lấn kênh Thị Nghè. Hai thập niên trước, chính quyền thành phố tiến hành cải tạo, chỉnh trang hệ thống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Dù vậy số tiền đền bù không đủ để mua nhà nên bà Nhời lại gắn bó với sông nước.
Nơi ở là chòi dựng trên rạch Văn Thánh, biệt lập với khu dân cư trên bờ, được dựng 20 năm nay. Ba mặt là nước nên mọi di chuyển đều bằng thuyền, khách đến chơi cũng phải chờ bà chèo thuyền ra đón. Cạnh đó là đống ve chai đã phân loại được phủ bạt, mỗi tháng bán một lần, được khoảng 600.000 đồng.
Từ nhỏ gia đình bà sống trên những khu nhà ổ chuột lấn kênh Thị Nghè. Hai thập niên trước, chính quyền thành phố tiến hành cải tạo, chỉnh trang hệ thống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Dù vậy số tiền đền bù không đủ để mua nhà nên bà Nhời lại gắn bó với sông nước.
Căn nhà dựng bằng gỗ, quây tôn, rộng khoảng 7 m2, bên trong ngổn ngang đồ đạc. Vật đắt tiền nhất trong nhà là chiếc tủ lạnh được tặng nhưng đã hư hỏng.
Căn nhà dựng bằng gỗ, quây tôn, rộng khoảng 7 m2, bên trong ngổn ngang đồ đạc. Vật đắt tiền nhất trong nhà là chiếc tủ lạnh được tặng nhưng đã hư hỏng.
Bà Nhời chỉ nấu ăn ngày một bữa. Nước sinh hoạt chủ yếu là nước mưa tích trữ, thi thoảng mua từ người dân gần đó. Điện sinh hoạt dùng ké hàng xóm với giá 80.000 đồng một tháng.
"Tôi xưa giờ cũng ăn ít, ngày tốn chưa đến 30.000 đồng nên nấu củi cho tiện, chứ để bếp gas trong nhà sợ cháy nổ lắm", bà cho biết.
Bà Nhời chỉ nấu ăn ngày một bữa. Nước sinh hoạt chủ yếu là nước mưa tích trữ, thi thoảng mua từ người dân gần đó. Điện sinh hoạt dùng ké hàng xóm với giá 80.000 đồng một tháng.
"Tôi xưa giờ cũng ăn ít, ngày tốn chưa đến 30.000 đồng nên nấu củi cho tiện, chứ để bếp gas trong nhà sợ cháy nổ lắm", bà cho biết.
Sau bữa trưa, nếu không ra ngoài trò chuyện với hàng xóm thì cụ bà thường quanh quẩn trong nhà, giải trí với chiếc radio. Lâu lâu con trai út và con dâu cùng cháu nội qua chơi hoặc đưa mẹ đi nhà thờ Thị Nghè làm lễ.
Sau bữa trưa, nếu không ra ngoài trò chuyện với hàng xóm thì cụ bà thường quanh quẩn trong nhà, giải trí với chiếc radio. Lâu lâu con trai út và con dâu cùng cháu nội qua chơi hoặc đưa mẹ đi nhà thờ Thị Nghè làm lễ.
"Con cái muốn tôi dọn lên bờ nhưng chúng nó cũng ở trọ, cuộc sống khó khăn, mình không nỡ làm phiền. Tôi còn tự nuôi bản thân được nên càng không thích phụ thuộc ai, giờ chỉ mong có sức khoẻ để sống vui nốt tuổi già thôi", bà lão nói.
"Con cái muốn tôi dọn lên bờ nhưng chúng nó cũng ở trọ, cuộc sống khó khăn, mình không nỡ làm phiền. Tôi còn tự nuôi bản thân được nên càng không thích phụ thuộc ai, giờ chỉ mong có sức khoẻ để sống vui nốt tuổi già thôi", bà lão nói.
Quỳnh Trần