Creative đứng thứ hai thị trường sau Apple. (Creative) |
Tháng trước, Creative kiện Apple vì họ cho rằng iPod của hãng này sử dụng thiết kế menu vốn được cấp bản quyền thiết kế từ tháng 8 năm ngoái của họ. Apple trả lời lại bằng một vụ kiện rằng Creative cũng vi phạm 4 thiết kế bản quyền của iPod.
*'Cuộc chiến' Creative - Apple bùng nổ |
*Creative muốn 'tống' iPod ra khỏi Mỹ |
*Creative thừa nhận Apple 'xương' |
Cho tới giờ, hai vụ kiện trên vẫn chưa chính thức bắt đầu, nhưng một điều chắc chắn rằng Creative và Apple sẽ phải tốn khá nhiều phí tổn cho việc này. Trưởng khoa luật, khoa họa và công nghệ của trường đại học Stanford (Mỹ), Mark Lemley, cho rằng, việc kiện cáo thường tốn rất nhiều tiền của, trung bình mỗi bên phải bỏ ra khoảng 5 triệu USD. Các luật gia đều đồng ý rằng phí tổn sẽ phải tính bằng tiền triệu.
Với Apple, việc trả số tiền trên cho tòa án để lấy lại danh tiếng không phải là con số lớn, nhưng cũng khá đau đầu. Tuy nhiên, với Creative, hãng điện tử quý nào cũng thông báo lỗ thì đây có thể coi là một sự tự tử. Một luật sư cho biết vụ kiện này sẽ tiêu của Creative hàng triệu USD và quan trọng hơn nó sẽ có thể kéo dài từ 5 đến 10 năm. Nhưng quan trọng hơn là cơ hội sống còn của Creative sau vụ này là rất mong manh.
Năm ngoái là một năm vất vả của Creative. Mùa hè năm ngoái, hãng này đã xuất 4.000 máy nghe nhạc Zen Neon ra thị trường Nhật. Nhưng cách đây không lâu, hãng này lại thông báo lỗ 114,3 triệu USD trong năm tài chính thứ 3 năm 2005. Các nhà phân tích dự đoán rằng lợi nhuận của Creative trong thời gian tới vẫn chưa thể nhích lên.
Mục tiêu đầu tiên của Creative trong vụ này với Apple là chặn bước tiến của Quả táo tại Mỹ và làm giảm uy tín của iPod trên thương trường. Lý do mà Creative đưa ra là iPod sử dụng thiết kế menu mà họ đã được trao bản quyền. Tuy nhiên, iPod không phải là thiết bị duy nhất trên thị trường sử dụng thiết kế trên. Samsung, iRiver, Sony, Philips và Archos đều có thiết kế tương tự. Chủ tịch của Creative, ông Sim Wong Hoo, cho biết, sau Apple hãng của ông sẽ nói chuyện với những hãng trên.
Đức Thanh (theo Playlistmag)