Số ca nhiễm hôm nay tương đương thời điểm trước 20/7. Trong đó, 2.591 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (giảm 101 ca), 1.769 ca cộng đồng (giảm 921 ca). TP HCM giảm 999 ca, Sóc Trăng giảm 118 ca, Bình Dương giảm 103 ca; còn Bình Thuận tăng 101 ca, Hậu Giang tăng 48 ca, Đồng Tháp tăng 34 ca.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 6.315 ca/ngày.
Trong ngày ghi nhận 134 ca tử vong tại: TP HCM 104 ca, Bình Dương 15, Đồng Nai 4, An Giang và Cần Thơ 3, Cà Mau 2, Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu và Nghệ An một.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 142 ca. Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 19.979 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 818.324 ca nhiễm, đứng thứ 43/223 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đợt dịch thứ 4, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 813.735 ca, trong đó có 741.874 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
3 tỉnh gồm Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Bình đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.
9 tỉnh gồm Bắc Kạn, Điện Biên, Hà Giang, Hải Phòng, Hòa Bình, Lai Châu, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, đã qua 30 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.
5 tỉnh thành dẫn đầu về số ca nhiễm là TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang.
Số người khỏi bệnh trong ngày là 25.573, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 747.053. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.044 ca.
Về xét nghiệm, trong 24 giờ qua đã thực hiện hơn 163.000 xét nghiệm cho hơn 307.000 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4 đến nay đã thực hiện hơn 19 triệu mẫu cho hơn 54 triệu lượt người.
Về tiêm chủng, trong ngày 4/10 có hơn 1.4 triệu liều vaccine được tiêm. Như vậy, tổng số liều đã được tiêm là gần 47 triệu liều, trong đó tiêm 1 mũi là hơn 35 triệu liều, tiêm mũi 2 là hơn 11 triệu liều.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương thành lập đoàn thanh, kiểm tra đột xuất tại các cơ sở nhập khẩu, mua bán, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trang thiết bị, vật tư, phương tiện phòng chống dịch, đặc biệt là các loại xét nghiệm chẩn đoán nhanh và RT-PCR.
TP HCM triển khai hướng dẫn xét nghiệm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh tổ chức việc xét nghiệm định kỳ cho người lao động có nguy cơ cao và người cung cấp dịch vụ trực tiếp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, xét nghiệm cho lái xe vận chuyển hàng hóa liên tỉnh theo quy định của Bộ Y tế. Các đơn vị phải báo cáo đầy đủ kết quả thực hiện xét nghiệm và báo cáo ngay khi có trường hợp dương tính.
Liên quan đến chùm ca bệnh tại Bệnh viện Việt Đức, TP Hà Nội đã lấy 17.797 mẫu xét nghiệm, trong đó 17.400 mẫu có kết quả, 34 mẫu dương tính, còn lại đang chờ kết quả. Trong ngày, lực lượng chức năng đã huy động nhiều phương tiện để di chuyển hơn 1.000 bệnh nhân và người nhà từ Bệnh viện Việt Đức đi cách ly, điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.