Như vậy, hôm nay đánh dấu ngày ghi nhận số ca nhiễm trong nước cao nhất kể từ đầu dịch, với 10.639 ca. Ngày có số ca nhiễm cao hai là 14/8 (9.710), ngày có số ca nhiễm cao ba là 8/8 (9.684).
Trong số ca nhiễm hôm nay, 4.232 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (tăng 1.523 ca), 6.407 ca cộng đồng (tăng 472 ca).
Trong 24 giờ qua số ca nhiễm tại TP HCM tăng 694 ca, Bình Dương tăng 742 ca, Đồng Nai tăng 214 ca, Long An tăng 117 ca, Tiền Giang tăng 196 ca.
Cụ thể, 10.639 ca ghi nhận tại: TP HCM 4.425 ca, Bình Dương 3.255, Đồng Nai 657, Long An 545, Tiền Giang 478, Đồng Tháp 185, Đà Nẵng 164, Khánh Hòa 151, Cần Thơ 134, Tây Ninh 102, An Giang 70, Vĩnh Long 60, Hà Nội 53, Trà Vinh 51, Nghệ An 45, Phú Yên 44, Bình Thuận 43, Sơn La 26, Quảng Nam 24 và Bình Định mỗi nơi 24 ca, Kiên Giang 17, Quảng Ngãi 16, Quảng Trị 9, Bình Phước 8, các tỉnh Bắc Giang, Ninh Thuận và Hà Tĩnh mỗi nơi 7, Hậu Giang và Thanh Hóa đều 6, Bắc Ninh, Nam Định và Quảng Bình mỗi nơi 4 ca, Hải Dương, Ninh Bình và Bạc Liêu mỗi nơi 2 ca, Thái Bình và Lạng Sơn mỗi nơi một ca.
Số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại TP HCM lên 164.342, Bình Dương 55.601, Long An 16.552, Đồng Nai 15.602, Bắc Giang 5.802, Tiền Giang 5.619, Đồng Tháp 5.554, Khánh Hòa 4.884, Tây Ninh 3.819, Cần Thơ 3.146, Hà Nội 2.644, Đà Nẵng 2.547, Phú Yên 2.324, Vĩnh Long 1.902, Bắc Ninh 1.788, Bình Thuận 1.607, An Giang 1.048, Trà Vinh 995, Kiên Giang 729, Ninh Thuận 651, Nghệ An 640, Quảng Ngãi 528, Bình Định 514, Hậu Giang 373, Hà Tĩnh 340, Quảng Nam 337, Bình Phước 319, Hải Dương 165, Lạng Sơn 154, Thanh Hóa 149, Sơn La 115, Bạc Liêu 84, Quảng Bình 77, Thái Bình 70, Quảng Trị 68, Ninh Bình 60, Nam Định 37.
Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay là 308.560, ghi nhận ở 62 tỉnh thành. 5.000 người được công bố khỏi bệnh trong ngày 19/8, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 120.059. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 660. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 27.
Ngày 19/8, ghi nhận 380 ca tử vong tại: TP HCM 307 ca, Bình Dương 45, Long An 17, Cần Thơ 3, các tỉnh Bến Tre, Bình Thuận, Tiền Giang và Vĩnh Long mỗi nơi 2.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến 19/8 là 7.150 ca, chiếm tỷ lệ 2,3% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam ghi nhận 312.611 ca nhiễm, đứng thứ 72/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính tỷ lệ số ca nhiễm trên 1 triệu dân, Việt Nam xếp vị trí 169 (bình quân cứ 1 triệu người có 3.180 ca nhiễm).
5 tỉnh gồm Hải Phòng, Hòa Bình, Lai Châu, Tuyên Quang, Yên Bái đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.
Bắc Kạn, Quảng Ninh đã qua 30 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.
4 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Hà Giang, Yên Bái, Thái Bình.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP HCM 164.542 ca, Bình Dương 55.601, Long An 16.552, Đồng Nai 15.602, Bắc Giang 5.802.
Về xét nghiệm, trong 24 giờ qua đã thực hiện 201.443 xét nghiệm cho 643.418 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4 đến nay đã thực hiện 8.878.290 mẫu cho 25.762.113 lượt người.
Về tiêm chủng, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 15.922.537, trong đó tiêm 1 mũi là 14.359.868 người, tiêm mũi 2 là 1.562.669 người.
Hôm nay, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì cuộc họp trực tuyến bàn các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 với 4 tỉnh, thành phố: TP HCM và các tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dương. Theo đó, thiết lập mô hình trạm y tế lưu động tại TP HCM, có thể triển khai mô hình này ở bất cứ địa điểm nào (nhà thi đấu, phòng khám đa khoa khu vực, nhà văn hóa, UBND xã, phường, hoặc nhà dân rộng rãi xa các nhà xung quanh).
TP HCM xây dựng kế hoạch về hoạt động của Trạm Y tế lưu động với 389 Trạm Y tế lưu động để quản lý 50-100 trường hợp F0/trạm để đảm bảo người dân được tiếp cận dịch vụ y tế khi có nhu cầu và phục vụ quản lý, điều trị, chuyển tuyến người bệnh tại cộng đồng.
TP HCM ban hành hướng dẫn quản lý sức khỏe người nhiễm nCoV cách ly tại nhà; triển khai Mạng lưới thầy thuốc đồng hành giúp tư vấn, giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho người nghi nhiễm và nhiễm nCoV cách ly tại nhà; thành lập Đội phản ứng nhanh Covid-19 cấp cứu ban đầu.
Từ ngày 19/8, thành phố Đà Nẵng triển khai xét nghiệm cho người vào thành phố ngay tại chốt kiểm soát. Việc xét nghiệm này nhằm phát hiện kịp thời trường hợp mắc, ngăn chặn dịch bệnh từ bên ngoài.
Tỉnh Long An xây dựng kế hoạch sàng lọc người mắc Covid-19 cho tất cả người dân của 15 huyện, thị, thành phố trong toàn tỉnh từ ngày 20-31/8. Đối với các địa phương thuộc "vùng đỏ, vùng cam, vùng vàng" của Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước và thành phố Tân An, Long An thực hiện test nhanh kháng nguyên, sau đó, xét nghiệm PCR đơn cho những mẫu dương; xét nghiệm PCR gộp cho những ca test nhanh âm tính.