Giống các công ty tài chính, năm 2021, FE Credit cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức chưa có tiền lệ. Tuy nhiên, từ quý IV/2021, cầu tín dụng tăng, công ty đã dần phục hồi và bước đầu lấy lại đà phục hồi. Số liệu của công ty cho biết, chỉ tính riêng tháng 12/2021, giá trị giải ngân sản phẩm cốt lõi là cho vay tiêu dùng đạt tới 6.400 tỷ đồng, cao nhất trong 11 tháng liên tiếp. Lũy kế giải ngân sản phẩm cốt lõi quý 4 tăng lên 17.000 tỷ đồng.

FE Credit cung cấp khoản vay thông qua ngân hàng số Übank. Ảnh: FE Credit
Để quay trở lại "đường đua", lãnh đạo công ty chia sẻ chiến lược tăng cường tập trung vào số hoá sản phẩm.
Thực tế, sự chuyển động của kỹ thuật số đã kích hoạt một thị trường mới, mang lại thách thức lớn, đồng thời cũng là cơ hội cho các công ty tài chính truyền thống.
Do đó, FE Credit đã bắt tay Ubank - một ngân hàng số để cung cấp khoản vay cho khách hàng một cách nhanh nhất, đồng thời đáp ứng nhu cầu trải nghiệm mới của người dùng.
Công ty tài chính dự kiến tích hợp mở tài khoản Ubank cho tất cả khách hàng mới với các sản phẩm miễn phí và tận dụng hạn mức tín dụng để liên tục mang lại cơ hội tăng hạn mức còn lại của khách hàng, thay vì bán hàng hay quảng cáo qua điện thoại một cách riêng lẻ.
Bên cạnh đó, công ty sẽ tăng cường kênh bán hàng trực tiếp để tiếp cận người lao động của các doanh nghiệp đã đăng ký và doanh nghiệp phi chính thức, từ đó tạo cơ sở cho vay theo lương. Công ty cũng tập trung vào việc ra mắt các sản phẩm mới cho những người làm trong từng lĩnh vực cụ thể, mở rộng phân khúc khách hàng cụ thể như vay tiêu dùng hưu trí, gói vay dành riêng cho cán bộ ngành y, ngành giáo dục và tăng quy mô khách hàng tiềm năng thông qua việc hợp tác với đối tác lớn như Zalo, Viettel và các nền tảng viễn thông khác...

E Credit cho vay tiêu dùng 17.000 tỷ đồng trong quý IV/2021. Ảnh: FE Credit
Đồng thời nhờ đầu tư mạnh số hóa, ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh đã giúp công ty tiết kiệm được một khoản lớn về chi phí hoạt động khi chỉ tiêu này giảm liên tục trong 3 năm qua và đạt 4.670 tỷ đồng trong 2021, thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.
Chuẩn bị cho giai đoạn sắp tới, công ty lên kế hoạch hợp lý hóa số lượng nhân sự và các chi phí liên quan như việc thuê mặt bằng, hay việc tự động hóa và đo lường tính hiệu quả.
"Đại dịch Covid-19 là thách thức chưa từng có tiền lệ đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành tài chính tiêu dùng nói riêng. Đối với FE Credit, trải qua giai đoạn khó khăn vừa qua đã chứng minh được sức mạnh nội tại giúp công ty vượt qua và lấy được đà tăng trưởng như hiện tại" - ông Kalidas, Tổng giám đốc Công ty tài chính FE Credit nói.
Báo cáo của Công ty chứng khoán MBS về triển vọng ngành ngân hàng năm 2022, nhận định trong quý 4/2021, với việc nền kinh tế được mở cửa trở lại, nhu cầu chi tiêu dịp cuối năm và hầu hết cơ sở kinh doanh sẽ gia tăng kích cầu nhằm bù đắp cho 2 quý vừa rồi, dự báo nhu cầu tín dụng tiêu dùng sẽ bùng nổ trong giai đoạn này và kéo dài đến hết năm 2022.
Đồng thời, trong trung hạn, MBS cũng đánh giá nền kinh tế Việt Nam tiếp tục là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, kéo theo nhu cầu tín dụng cho mảng bán lẻ tăng cao. Do đó, dự báo bức tranh tăng trưởng của ngành cho vay tiêu dùng dù khó đạt được tốc độ tăng trưởng rất cao như giai đoạn 2014-2019 nhưng vẫn rất khả quan.
Trong bối cảnh này, công ty tài chính nào nắm bắt được cơ hội, đầu tư vào công nghệ để đa dạng sản phẩm, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng thì sẽ có dư địa rất lớn để phục hồi nhanh và phát triển bền vững.
Người dùng ngày càng am hiểu hơn về kỹ thuật số. Họ sẽ mong muốn được trải nghiệm cá nhân hóa nhu cầu tài chính của mình trên nền tảng di động có tính tương tác cao.
Theo một nghiên cứu mới của Backbase ủy quyền cho Forrester Consulting thực hiện, 54% người dùng tại Việt Nam đánh giá cao về việc được số hóa dịch vụ tài chính của mình.
Tuy nhiên, việc ứng dụng ngân hàng số trong các công ty tài chính tại Việt Nam hiện nay vẫn còn lại khá xa lạ. Điều này sẽ mang đến cơ hội lớn cho những nhà tiên phong để tập trung nguồn lực và giành lấy lợi thế trên thị trường tài chính.
Mới đây, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's đã nâng hạng xếp hạng tín nhiệm CFR từ B1 lên Ba3. Việc nâng cấp xếp hạng tín nhiệm xuất phát từ kỳ vọng công ty sẽ nhận được sự hỗ trợ từ SMBC qua đó giúp giảm thiểu rủi ro khi phụ thuộc vào nguồn vốn ngắn hạn đồng thời hỗ trợ tính thanh khoản cho công ty. Trước đó, việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Tổ chức tài chính hàng đầu thế giới - SMBC được xem là một dấu mốc quan trọng trong hoạt động của công ty tài chính có thị phần lớn nhất cả nước. Lãnh đạo của FE Credit kỳ vọng sự tham gia của đối tác SMBC sẽ tác động tích cực đến kết quả kinh doanh trong thời gian tới. |
Tuấn Thủy