Trả lời:
Doanh nghiệp bảo hiểm hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, được quy định tại Điều 28 Luật Dân sự 2015 và Điều 23 Luật Kinh doanh Bảo hiểm.
Cụ thể, bên bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua có một trong các hành vi:
- Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc để được bồi thường.
- Không thông báo cho bên bảo hiểm những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của bên bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng dù bên bảo hiểm đã yêu cầu.
- Không chấp nhận việc tăng phí bảo hiểm khi bên bảo hiểm tính lại phí do có sự thay đổi dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm.
- Trong trường hợp thời gian đóng phí chưa đủ hai năm, bên tham gia hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không tiếp tục đóng phí bảo hiểm sau 60 ngày, từ ngày gia hạn đóng phí thì hợp đồng bảo hiểm này bị xem là chấm dứt từ thời điểm hết thời hạn của gia hạn đóng phí.
- Người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp an toàn cho đối tượng bảo hiểm và bên bảo hiểm đã ấn định một thời hạn để họ thực hiện các biện pháp đó. Hợp đồng bảo hiểm sẽ bị chấm dứt hiệu lực từ thời điểm bên tham gia bảo hiểm nhận được thông báo bằng văn bản của bên còn lại.
Như vậy, bạn đã có hành vi không thông báo cho bên bảo hiểm những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của bên bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng dù bên bảo hiểm đã yêu cầu.
Tuy nhiên, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là do hai bên cùng tham gia ký kết và cùng ràng buộc về quyền lợi và trách nhiệm. Do đó, khi bên mua bảo hiểm thực hiện đóng phí bảo hiểm đầy đủ, doanh nghiệp sẽ không thể tuỳ tiện chấm dứt hợp đồng do bị ràng buộc về pháp lý.