Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè (phường Thạnh Mỹ Lợi) nằm gần ngã ba sông Sài Gòn và Soài Rạp, khởi công năm 2020, dự kiến hoàn thành xây dựng tháng 6/2025.
Công trình thuộc dự án vệ sinh môi trường TP HCM giai đoạn hai, có tổng mức đầu tư hơn 524 triệu USD (khoảng 11.133 tỷ đồng). Dự án này gồm có 8 gói thầu xây lắp, trong đó quan trọng nhất là gói thầu xây nhà máy xử lý nước thải với tổng vốn gần 6.000 tỷ đồng.
Dự án có công suất xử lý nước thải đạt 480.000 m3/ngày, khi hoàn thành sẽ là nhà máy xử lý nước thải lớn nhất nước và cả khu vực Đông Nam Á. Nước thải sau khi được xử lý đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường sẽ được xả ra sông Sài Gòn.
Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè (phường Thạnh Mỹ Lợi) nằm gần ngã ba sông Sài Gòn và Soài Rạp, khởi công năm 2020, dự kiến hoàn thành xây dựng tháng 6/2025.
Công trình thuộc dự án vệ sinh môi trường TP HCM giai đoạn hai, có tổng mức đầu tư hơn 524 triệu USD (khoảng 11.133 tỷ đồng). Dự án này gồm có 8 gói thầu xây lắp, trong đó quan trọng nhất là gói thầu xây nhà máy xử lý nước thải với tổng vốn gần 6.000 tỷ đồng.
Dự án có công suất xử lý nước thải đạt 480.000 m3/ngày, khi hoàn thành sẽ là nhà máy xử lý nước thải lớn nhất nước và cả khu vực Đông Nam Á. Nước thải sau khi được xử lý đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường sẽ được xả ra sông Sài Gòn.
Công trình gồm các hạng mục như hệ thống bể lọc, bể xử lý bùn thải, trạm bơm, cống thoát, bờ kè, nhà điều hành... được thi công trên khu vực có diện tích khoảng 38 ha.
Công trình gồm các hạng mục như hệ thống bể lọc, bể xử lý bùn thải, trạm bơm, cống thoát, bờ kè, nhà điều hành... được thi công trên khu vực có diện tích khoảng 38 ha.
Các bể xử lý nước thải - được xem là “trái tim” của nhà máy cơ bản thành hình.
Theo chủ đầu tư, nhà máy áp dụng công nghệ tiên tiến xử lý sinh học MBBR (moving bed biofilm reactor), sử dụng các giá thể dạng di động cho vi sinh vật bám dính và phát triển để loại bỏ các chất hữu cơ trong nước thải. Nước thải sẽ được bơm lên bể xử lý sinh học rồi qua bể làm sạch và lắng trước khi khử trùng bằng tia cực tím (UV).
Các bể xử lý nước thải - được xem là “trái tim” của nhà máy cơ bản thành hình.
Theo chủ đầu tư, nhà máy áp dụng công nghệ tiên tiến xử lý sinh học MBBR (moving bed biofilm reactor), sử dụng các giá thể dạng di động cho vi sinh vật bám dính và phát triển để loại bỏ các chất hữu cơ trong nước thải. Nước thải sẽ được bơm lên bể xử lý sinh học rồi qua bể làm sạch và lắng trước khi khử trùng bằng tia cực tím (UV).
Giàn giáo lắp đặt kín trên các bể lọc, thuận tiện cho công nhân làm việc.
Các bể xử lý bùn sau khi lọc từ nước thải đang cơ bản thành hình. Khu vực này mỗi ngày có gần 40 công nhân làm việc.
Các bể xử lý bùn sau khi lọc từ nước thải đang cơ bản thành hình. Khu vực này mỗi ngày có gần 40 công nhân làm việc.
Hạng mục bể xử lý bằng tia cực tím trước khi xả ra sông đang được thi công. Nước sau khi xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn loại A (quy chuẩn nước thải sinh hoạt) trước khi đổ ra sông Sài Gòn và Đồng Nai.
Hạng mục bể xử lý bằng tia cực tím trước khi xả ra sông đang được thi công. Nước sau khi xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn loại A (quy chuẩn nước thải sinh hoạt) trước khi đổ ra sông Sài Gòn và Đồng Nai.
Một số hạng mục như cống xả và bờ kè được xây dựng với sự hỗ trợ của sà lan cỡ lớn.
Theo nhà thầu, có khoảng 600 công nhân và kỹ sư đang làm việc liên tục để đảm bảo tiến độ.
Ngoài các hạng mục quan trọng đều đang được triển khai, các thiết bị cơ điện chính đã được đặt hàng và dự kiến về công trường từ tháng 8. Liên danh nhà thầu sẽ đảm nhận vận hành nhà máy tới năm 2029 theo hợp đồng, sau đó bàn giao cho TP HCM.
Ngoài các hạng mục quan trọng đều đang được triển khai, các thiết bị cơ điện chính đã được đặt hàng và dự kiến về công trường từ tháng 8. Liên danh nhà thầu sẽ đảm nhận vận hành nhà máy tới năm 2029 theo hợp đồng, sau đó bàn giao cho TP HCM.
Khi nhà máy hoạt động, nước thải của cư dân dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè trải dài qua các quận 1, 2, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận và Tân Bình đều được đưa về xử lý. Công trình cũng giúp cải tạo, chỉnh trang đô thị, thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế TP HCM.
Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP HCM, hiện nay tổng công suất xử lý nước thải sinh hoạt đô thị của thành phố là 644.000m3/ngày, mới đạt khoảng 40% lượng nước thải hằng ngày. Việc hoàn thành nhà máy sẽ nâng công suất xử lý nước thải sinh hoạt đô thị lên hơn 1,1 triệu m3/ngày.
TP HCM đang có ba nhà máy xử lý nước thải lớn khác đã khai thác là Bình Hưng (công suất 469.000 m3 sau khi xong giai đoạn 2), Tham Lương - Bến Cát (công suất 131.000 m3), Bình Hưng Hoà (30.000 m3).
Khi nhà máy hoạt động, nước thải của cư dân dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè trải dài qua các quận 1, 2, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận và Tân Bình đều được đưa về xử lý. Công trình cũng giúp cải tạo, chỉnh trang đô thị, thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế TP HCM.
Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP HCM, hiện nay tổng công suất xử lý nước thải sinh hoạt đô thị của thành phố là 644.000m3/ngày, mới đạt khoảng 40% lượng nước thải hằng ngày. Việc hoàn thành nhà máy sẽ nâng công suất xử lý nước thải sinh hoạt đô thị lên hơn 1,1 triệu m3/ngày.
TP HCM đang có ba nhà máy xử lý nước thải lớn khác đã khai thác là Bình Hưng (công suất 469.000 m3 sau khi xong giai đoạn 2), Tham Lương - Bến Cát (công suất 131.000 m3), Bình Hưng Hoà (30.000 m3).
Quỳnh Trần - Gia Minh