Xung quanh phát biểu của HLV Sint-Truiden cho rằng Công Phượng thất bại ở Bỉ vì "chỉ nghĩ đến tấn công", độc giả Ac mộng Peru nhận định:
Đây chính là lý do mà thời HLV Hữu Thắng, Công Phượng được giao một vị trí cố định và đá đúng vị trí đó nên đội tuyển thua cay đắng, mà không hiểu vì sao? Còn thời nay, ông Park lại sử dụng Phượng làm quân bài chiến lược.
Tất nhiên, ở tầm ĐNA, Phượng có thể ghi bàn, còn với các đối thủ mạnh như Nhật Bản thì cầu thủ này chỉ mang dấu ấn của sự tự tin đi bóng. Hiệu quả chỉ dừng ở mức lôi kéo và quấy nhiễu, gây áp lực lớn hơn cho đối thủ, thu hút đối phương, hơn là xử lý bóng thanh thoát, đặt tình huống cho đồng đội hay bản thân ghi bàn.
Ví dụ, tình huống chớp thời cơ khi hậu vệ đội bạn mắc lỗi, 90% các cầu thủ châu Âu, Nhật Bản, Thái Lan,... sẽ biến cơ hội ngon ăn thành bàn, tạo ra một thế trận mà một đội bét bảng có thể có điểm trước đội đỉnh bảng. Họ không còn chấp nhận tính biểu diễn rồi... hụt hẫng như kiểu ở V-League.
Văn Toàn cũng là một cầu thủ có tốc độ ''thần gió'', anh di chuyển nhanh mà cả người châu Âu xem trực tiếp trên sân cũng có thể bị chóng mắt, nhưng pha bóng cuối cùng thì hầu như sút ra ngoài, 70% trong số đó là bị ngã.
Do đó, ở thời điểm hiện tại, tư duy chơi bóng của cả nền bóng đá Việt Nam chưa phù hợp với thế giới, các cầu thủ chỉ thích nghi khi tuổi đời còn rất trẻ và xuất ngoại học việc để định hình. Khi đã trên 23 tuổi thì tốt nhất nên đá ở Việt Nam: đồng đội ăn ý và đặc biệt là tinh thần đoàn kết. Dù tiếc nuối cho một tài năng của bóng đá Việt nhưng đây cũng là bài học: khi cầu thủ chưa đủ trình độ thế giới, đang phong độ tốt trong nước nhưng lại ra ngoài, không phù hợp sẽ tụt lùi thảm hại.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.