![]() |
Ảnh của Toquoc.gov.vn. |
Riêng cụm công nghiệp tàu thủy Soài Rạp (TP HCM), đến năm 2010 đã cần đến 4.500-5.000 cán bộ, công nhân. Hiện tại mới có 700 người đã qua đào tạo tại một số nhà máy đóng tàu lớn ở phía Bắc.
Để đáp ứng nhu cầu về nhân lực, Công ty đã có các thỏa thuận và hợp tác chiến lược với các cơ sở đào tạo chính quy quy mô lớn như ĐH Hàng hải Hải Phòng, ĐH Giao thông vận tải TP HCM, CĐ nghề Lilama...
Ngoài ra, Công ty sẽ tiếp nhận những lao động có trình độ THPT trở lên và đưa đi đào tạo tại các cơ sở trong ngành. Công ty cũng phát triển nguồn nhân lực thông qua các hình thức hợp tác với nước ngoài, cử nhiều kỹ sư đi tu nghiệp ở nước ngoài, cử cán bộ học hỏi, tiếp nhận chuyển giao công nghệ ở các nhà máy đàn anh; tổ chức cho công nhân học và lấy chứng chỉ của những tổ chức đăng kiểm quốc tế. Dự kiến, mỗi năm sẽ tăng khoảng 1.000 công nhân.
Theo ông Trần Hoài Sơn, Phó phòng nhân sự Vinashin Soairap, mục tiêu này là hoàn toàn có cơ sở, bởi ngoài những điều kiện thuận lợi về tính ổn định của công việc, thu nhập của lao động ngành đóng tàu cũng khá cao, hiện đang ở mức từ 2,5 triệu đồng một tháng trở lên.
Bên cạnh Vinashin Soairap, cụm công nghiệp tàu thủy Tiền Giang cũng có quy mô lớn, với nhu cầu sử dụng khoảng 15.000 lao động vào năm 2015. Ông Nguyễn Hồng Minh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang cho biết, dự báo trong 2-3 năm tới, tỉnh Tiền Giang cần gần 100.000 lao động, trong đó khoảng 5.000 công nhân cho ngành đóng tàu, nhưng lại chỉ đào tạo được... 5.000 người có trình độ trung cấp.
(Theo Lao Động)