Khu căn hộ này triển khai chương trình Houze Station nhằm giúp người dân hạn chế ra ngoài nhưng vẫn có thể tiếp cận nguồn thực phẩm đều đặn. Ông Vũ Tiến Thành - Giám đốc điều hành DKRA Property Management, đơn vị quản lý CitiSoho cho biết, chương trình Houze Station do đối tác công nghệ của đơn vị - Houze Group phát triển, áp dụng tại các dự án do DKRA Property Management quản lý và vận hành.
"Sau đợt hàng đầu tiên được phản hồi tích cực, chúng tôi đang chuẩn bị triển khai các đợt tiếp theo để đảm bảo nhu cầu thực phẩm, hàng thiết yếu cho toàn bộ cư dân", ông nói thêm.
Với gần 800 căn hộ, việc kết nối và tổ chức mua chung tại CitiSoho không dễ dàng. Tuy nhiên, nhờ yếu tố công nghệ, công tác vận hành chương trình Houze Station thực hiện khá suôn sẻ.
Houze Station hoạt động qua ứng dụng Houze dành cho cư dân chung cư hoặc ứng dụng DKRA PM.Resident theo trình tự: Chương trình lên danh mục sản phẩm, gửi thông báo mở đơn và đường dẫn đăng ký đến mỗi hộ. Cư dân tiến hành đặt hàng trong một khung thời gian nhất định. Sau đó, Houze Station tổng hợp và tiến hành mua chung. Hàng về sau 1 - 2 ngày, ban quản lý chung cư sẽ nhận hàng, phân đơn và hỗ trợ giao hàng đến từng hộ.
Sau đợt triển khai đầu tiên, DKRA Property Management tổng hợp đánh giá của cư dân CitiSoho về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hỗ trợ cũng như quy trình vận hành chung. Kết quả, hầu hết mọi người đều đánh giá cao sự thuận tiện của chương trình và đồng ý tiếp tục tham gia khi Ban quản lý triển khai các đợt mua chung tiếp theo. Đại diện Houze Station cho biết, đơn vị đang làm việc với một chuỗi nhà thuốc để cung ứng các loại thuốc cần thiết cho mỗi gia đình trong mùa dịch.
Ông Lê Hoàng Nhật - Đồng sáng lập kiêm CTO Houze Group chia sẻ, từ phản hồi tích cực của cư dân CitiSoho, đơn vị sẽ mở thêm mục Đi chợ chung hoặc Mua chung trên ứng dụng Houze dành cho cư dân chung cư. "Tuy nhiên, về dài hạn, không chỉ dừng lại ở việc đi chợ, mua bán, mô hình sẽ hoạt động theo hình thức gom chung yêu cầu của cư dân theo số lượng lớn để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau, đơn cử như vệ sinh, chăm sóc nhà cửa cuối năm,...một cách chuyên nghiệp, chuẩn mực và có quy trình bài bản hơn", ông nói thêm.
Cũng theo ông Lê Hoàng Nhật, nhóm mua chung cộng đồng có lợi hơn về giá cả, chi phí vận chuyển, thời gian giao hàng và hạn chế tối đa khả năng tiếp xúc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong bối cảnh nhiều chợ truyền thống vẫn chưa được phép mở cửa, các hệ thống bán hàng phải đối mặt với áp lực bùng nổ đơn hàng không thể xử lý kịp, hình thức mua chung trực tuyến của mỗi khu dân cư dưới sự hỗ trợ của ban quản lý, khu phố,... là một giải pháp khá thực tiễn cho người dân yên tâm ở nhà chống dịch.
Trước đó, đầu tháng 8, nhiều đơn vị sản xuất, phân phối hàng hóa, nhu yếu phẩm cũng đề xuất tới cơ quan chức năng giải pháp mua chung cho người dân để vừa giảm tải gánh nặng cho nhà cung ứng vừa đảm bảo giải pháp phòng chống dịch.
Vân An
Ảnh: Houze Station