Một mẫu kim loại thori. Ảnh: Wikipedia |
Lò phản ứng hạt nhân "muối nóng chảy" có thể giải quyết tất cả vấn đề trên. Đây là một trong những công nghệ năng lượng an toàn nhất thế giới, hiện đáp ứng 20% nhu cầu năng lượng của Mỹ. Tuy con số này sẽ chỉ còn 10% vào những năm 2040 do một số nhà máy cũ phải ngừng hoạt động, đây vẫn là một công nghệ năng lượng cho tương lai.
"Nó sạch và đáng tin cậy, về cơ bản có công dụng tương tự hoàn toàn năng lượng hóa thạch đang được sử dụng, và còn không phát thải carbon", Kirk Sorensen, giám đốc công nghệ của công ty năng lượng Flibe Energy cho biết.
Nhiên liệu dùng cho lò phản ứng này là thori, chất thải của quá trình khai thác mỏ. Kim loại phóng xạ này có trữ lượng dồi dào gấp ba lần urani 235, nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân truyền thống.
Thay vì sử dụng các thanh nhiên liệu hạt nhân rắn như trong lò phản ứng thông thường, công nghệ này sử dụng hỗn hợp chất lỏng để biến thori thành urani 233, gây phản ứng phân hạch tạo ra năng lượng lớn hơn nhưng tạo ra chất thải hạt nhân ít hơn rất nhiều.
Vào năm 1959, nhà vật lý Alvin Weinberg thuộc dự án Manhattan (chế tạo hai quả bom nguyên tử ném xuống Nhật Bản) đã tính toán nếu sử dụng hết lượng thori trong vỏ Trái Đất, có thể có đủ năng lượng cho con người sử dụng trong hàng chục tỷ năm.
Tuy có nhiều ưu điểm vượt trội như vậy, nhưng do quá khó để sử dụng thori trong chế tạo vũ khí hạt nhân, chính phủ Mỹ đã ngừng thử nghiệm các lò phản ứng này vào năm 1969 và tiếp tục sử dụng nhiên liệu hạt nhân dạng rắn.
Nguyễn Thành Minh