Ông Đoàn Ngọc Hải xuống vỉa hè dọn dẹp đã mấy tháng rồi. Kết quả thì như dự báo trước, khi ông đi khỏi là vỉa hè lại bị tái chiếm.
Văn hoá buôn bán trên vỉa hè ở Việt Nam xuất phát từ cái nghèo. Hồi xưa lúc còn quá nghèo, người dân đã có thói quen buôn gánh bán bưng. Cách buôn bán này giảm thiểu chi phí mặt bằng lại mang theo nhiều tiện lợi, khi hàng hoá dịch vụ nào tận nhà.
Thói quen này đưa vào đô thị thì thành lấn chiếm vỉa hè. Mà người bán rong lấn chiếm được thì các hàng quán dại gì không lấn chiếm. Người mua hàng thì ở đâu rẻ sẽ mua, các mặt hàng rong vỉa hè rẻ hơn hẳn.
(Xem thêm: Vỉa hè Sài Gòn lại bị lấn chiếm khi đoàn kiểm tra tạm nghỉ)
Có cầu thì có cung, nhu cầu vỉa hè để buôn bán đã tạo ra nguồn "cung" là các nhóm bảo kê cho thuê vỉa hè. Rốt cuộc là văn hoá vỉa hè thành cả một mạng lưới cộng sinh quyết liệt.
Giờ đây, khi sự giàu có bắt đầu tới thì văn hoá vỉa hè đã mọc rễ khắp mọi nẻo đường. Người ta nói về chuyện ông Nguyễn Sự dẹp hàng rong ở Hội An làm dẫn chứng. Hội An dẹp vỉa hè thành công nhờ vào việc lập khu vực riêng cho người bán hàng rong. Đây là giải pháp khả dĩ duy nhất cho việc dẹp vỉa hè.
Nhưng đó là Hội An. Hàng rong không phải là thứ duy nhất lấn chiếm vỉa hè thành phố. Ngoài hàng rong còn các hàng quán ngay cạnh lề đường, rồi còn xe hơi nữa chứ. Các hàng quán ngay cạnh lề đường đó sẽ đi đâu? Họ chỉ cần khi lực lượng an ninh tới thì dẹp vào, lúc đi thì dọn ra.
(Xem thêm: Cô gái ngồi trên xe máy gào khóc khi bị ông Đoàn Ngọc Hải xử phạt)
Xe hơi mới là cái vấn đề nan giải nhất. Xe hơi cần phải có chỗ đậu, mà chỗ đậu xe thì là cả một đống tiền. Tại các thành phố lớn ở Mỹ, giá đậu xe hơi đắt kinh khủng, đắt hơn chi phí xăng đi lại. Ở quận 1, liệu có bao nhiêu chỗ đậu xe? Mà chỗ đậu xe xa quá thì cũng không ổn, như vậy thì đi xe hơi làm gì khi ta còn phải lội bộ một khúc xa, nhất là trong thời tiết chợt mưa chợt nắng.
>> Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.
Tức là ông Hải sẽ còn phải tìm cho ra chỗ đậu xe hơi cho cả cái quận 1, tìm chỗ để di dời hết các gánh hàng rong, rồi mới đi phạt các quán xá lấn chiếm vỉa hè. Làm chỉ được một việc cũng không xong: ông Hải giống như đang đuổi một bầy vịt, đuổi được con này thì con khác lại tới.
Bởi vậy những điều ông Hải đang làm sẽ khó thành công. Một phó chủ tịch quận không có khả năng giải quyết các vấn đề như trên. Phó chủ tịch quận tìm đâu cho ra một con phố để cho hết các gánh hàng rong đấy vào? Chuyện bãi đậu xe thì không còn gì để nói.
(Xem thêm: Ông Đoàn Ngọc Hải cho gỡ niêm phong xe chở người cấp cứu)
Tình cảnh của quận 1, và thực tế lấn chiếm vỉa hè ở Việt Nam đã bùng phát từ lâu. Nó không phải là một cơn sốt mà là một căn bệnh mãn tính, cách duy nhất để chữa trị là biện pháp dài hơi. Biện pháp dài hơi thì phải sâu phải rộng, phải cả nước cùng tham gia.
Singapore đã phải áp dụng cả nước thì họ mới dời được cái đám hàng rong đó vào một khu phố. Xe hơi thì họ đánh thuế và bắt đóng phí tới cả trăm nghìn đôla, vậy mới tạm tìm ra chỗ đậu cho số xe ít ỏi mà chỉ những người rất giàu mới mua được.
Còn ông Hải thì xin ông cẩn thận. Chắc là không ai dám làm tổn hại tới người ông, nhưng mà ông sẽ bị rất nhiều người ghét bỏ. Thói quen vỉa hè còn già hơn cả ông lão 80 tuổi bán cá viên, ông không có đủ sức hay đủ quyền để giải quyết lâu dài.
>> Xem thêm: 'Phạt nặng cán bộ phường thì vỉa hè sẽ không bị lấn chiếm nữa'