Nhờ một số diễn đàn và bình luận của người Malaysia, tôi đã có dịp tìm hiểu về cách làm bóng đá của họ để mọi người tham khảo.
Malaysia làm bóng đá giống hệt như kiểu của bầu Đức. Tuyển của họ đều đến từ cùng một lò đào tạo, đó là lò Bukit Jalil Sports School ở Kuala Lumpur và đội này có tên là Harimau Muda.
Đội Harimau Muda được cho thi đấu cùng với nhau quanh năm để tạo nên sự ăn ý giữa các thành viên trong đội,. Họ được tham gia thi đấu ở S-League (ở Singapore), hệt như kiểu của U19 HAGL cho đá V-League. Hiện đội Harimau Muda cũng đang đứng chót bảng xếp hạng S-League, như HAGL đứng gần chót V-League.
Trong tuyển U23 Malaysia vừa qua, chỉ có duy nhất một cầu thủ đến từ bên ngoài, còn lại các thành viên khác đều xuất phát từ đội Harimau Muda.
Chuyện có hai đội Malaysia khác nhau đá vòng loại U23 Châu Á và Sea Games thực ra chẳng có gì lạ và đáng ngạc nhiên. Chẳng qua đó là các đội Harimau Muda khác nhau, thuộc các lứa khác nhau của cái học viện bóng đá Bukit Jalil Sports School nói trên, giống như các lứa khác nhau của học viện HAGL-JMG.
Bên cạnh đó, đội này được dẫn dắt bởi người đứng đầu có quan điểm giống hệt bầu Đức là "đừng tách tụi nhỏ ra", vì thế nên mới có hai đội khác nhau như thế, chứ không nhập chung.
Vậy nên, khó có thể khẳng định đội Malaysia nào là đội hình B, mà đúng nhất là cả hai đều là đội B, vì rằng đội nào cũng có cầu thủ giỏi, nhưng lại không cho những cầu thủ giỏi đó vào chung một đội, thế cho nên cả hai đội đều không mạnh.
Người dân Malaysia hiện đang lên án, "ném đá" dự án Harimau Muda đó quá lệ thuộc vào một lò là Bukit Jalil Sports School, trong khi ấy lại bỏ qua rất nhiều nơi đào tạo có tiềm năng ở các tiểu bang khác của Malaysia.
Sau thất bại ở Sea Games, họ vẫn đang chỉ trích dự án Harimau Muda ấy là thất bại. Vậy mới thấy cách làm của HLV Miura là khác hẳn, ông cương quyết không để nền bóng đá của ta lệ thuộc vào một lò là HAGL-JMG.
Tất nhiên, khi cầu thủ đến từ nhiều nơi khác nhau, từ những cách đào tạo khác nhau thì sẽ khó hơn trong việc phối hợp và đá kỹ thuật. Đồng thời, cách đá phải "liệu cơm gắp mắm" tùy vào những cầu thủ đang có, chứ không thể có một cách đá xuyên suốt qua nhiều năm được.
Thế nhưng, bù lại cách làm này sẽ giúp phát triển phong trào thể thao ở nhiều địa phương khác nhau, chứ không quá lệ thuộc vào một địa phương (Gia Lai) và một lò cụ thể. Điều này cũng sẽ công bằng hơn, vì không chắc những cầu thủ bị HAGL-JMG loại sẽ đều là những cầu thủ đá dở và ngược lại.
Vậy nên, nếu mục tiêu đơn giản là đoạt chức vô địch để "vênh râu" thì nên làm như cách của Malaysia và bầu Đức. Thực tế thì dự án Harimau Muda đã giúp Malaysia đoạt các chức vô địch trong những năm vừa qua, nhưng vì lệ thuộc như thế nên sẽ nền bóng đá của họ sẽ không bền vững.
Tuy nhiên, nếu muốn phát triển phong trào thể thao trên toàn đất nước, phát triển nhiều địa phương khác nhau, tạo cơ hội công bằng hơn cho mọi người ở tất cả mọi nơi thì cách làm của Miura sẽ phù hợp hơn, dù chưa chắc Miura sẽ đem lại chức vô địch.
>> Xem thêm: Sự thật phía sau chuyện Miura cố tình làm U23 Việt Nam yếu đi
'U23 Việt Nam thắng Malaysia chưa phải bằng đội hình mạnh nhất' |
Chia sẻ bài viết của bạn về bóng đá, thể thao tại đây.