Qua kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa rồi và các ý kiến của độc giả cả những người trong và ngoài cuộc, tôi thấy có một số vấn đề sau:
Thứ nhất: Chúng ta (Thầy - trò - phụ huynh) đã hình thành một thói quen học để thi, điểm số cao và hệ lụy là từ phương pháp dạy, học và thi bị ảnh hưởng rất nặng nề. Người học cố gắng tích lũy được nhiều dữ liệu để làm được bài thi và luyện thi là giải pháp tốt để người học giải được bài thi. Đến khi thi xong một thời gian kiến thức lại là con số không. Hay nói cách khác là người học chỉ đơn thuần ghi nhớ máy móc theo các dạng/khuôn mẫu hay gọi là học thuộc lòng mà không có sự tư duy. Đó là hậu quả của học sinh ngày nay thi tốt nghiệp xong là coi như không có gì.
Thứ hai: Tệ nạn học thêm, dạy thêm và luyện thi phát triển manh để phục vụ cho công cuộc giải đề thi cũng từ đây mà ra. Người học không khác gì người thợ tập luyện, làm đi làm lại nhiều lần cho một số mẫu đề thi để tăng tốc độ xử lý và khi cho một đề thi khác mẫu là gặp khó khăn.
Vậy nên chúng ta cần thay đổi phương pháp dạy và học. Dạy là giúp người học phát triển năng lực tư duy chứ không phải nhớ được bao nhiêu sự kiện, bao nhiêu bài văn... Khi đó việc ra đề thi cũng rất ngắn gọn mà vẫn có thể đánh giá được năng lực của học sinh. Người học không phải ngày đêm, thuộc bài theo kiểu máy móc, vô cùng vất vả mà kết quả là con số không.
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.