Chúng ta cần phân biệt bảng chữ cái (tên gọi) và bảng phát âm (phiên âm quốc tế IPA). Cùng là âm /k/ trong bảng phiên âm nhưng được ghi chép bằng 3 chữ cái C/K/Q (Bảng Chữ Cái).
Quy tắc là C đi với a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư. K đi với i, y, e, ê. Q đi với âm đệm u. Theo quy tắc trên: Cu /ku/, Cua C-UA /k-ua/ vì u ở đây là phụ âm, Qua QU-A /ku-aw/ (u ở đây là âm đệm), Quốc và Cuốc giống nhau ở phần phát âm.
Cháu gái tôi con chị họ tôi năm nay học lớp 3 và học theo quy tắc trên, tôi cũng chưa bao giờ để ý xem cháu họ tôi phát âm như thế nào cả, mẹ cháu học vấn chỉ lớp 5 nên cũng không dạy được cháu. Mọi việc dạy học của cháu tôi đều giao cho nhà trường nhưng hai năm nay cháu đều là học sinh giỏi.
Khi bài báo về phân biệt C/K/Q phát âm xuất hiện thì tôi hỏi cháu tôi chữ C đọc là gì? Nó bảo là /k/ (cờ). Thế chữ K? Nó bảo chữ K /ca/ đọc là /k/, chữ Qu đọc là quờ. Và tôi chả thấy có vấn đề gì cả dù tôi vẫn phát âm chữ K là ka và cháu tôi phát âm chữ K là cờ. Vậy tại sao nhiều người lại phản ứng và quan tâm tới cách phát âm đến vậy?
Mục đích của đánh vần và phát âm chính là chép chính tả để ghi lại những từ mới nghe thấy từ cô giáo để chúng có thể học về sau (chúng sẽ phải tiếp thu gấp 10 lần vốn từ mới từ năm 15-25 tuổi, so với thời kì từ 1-15 tuổi).
Thực sự thì chính tả của cháu họ tôi tốt hơn tôi rất nhiều khi học phát âm đúng như chữ quốc ngữ vốn có. Tôi cho rằng phong trào bình dân học vụ 1945-1946 đã đưa những người biết chữ dù chỉ là lớp 7, lớp 8 thành giáo viên để dạy học đã tạo ra sự nhầm lẫn giữa cách phát âm và tên chữ, nên hiện nay có nhiều người nhầm lẫn này trong đó có tôi. Các bác gái nhà tôi đều làm giáo viên giai đoạn đó và sau này. Họ không có bằng cấp giáo viên chính thống như hiện nay, chỉ là người có chữ dạy cho người không biết chữ.
>> Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.