Tôi cho đề xuất đánh thuế trên lãi tiền gửi tiết kiệm ngân hàng là hoàn toàn không đúng vì:
Thứ nhất: Số tiền gửi tiết kiệm thường xuất phát từ việc người dân kinh doanh hoặc bán nhà, bán đất... chứ không phải tự nhiên mà có. Những thứ đó, người dân đã đóng thuế hết, giờ họ lại phải đóng thêm "thuế con, thuế cháu" nữa sao.
Thứ hai: Tiền gửi tiết kiệm thường là tiền nhàn rỗi của những người già. Họ không biết đầu tư đâu nên mới gửi ngân hàng. Họ đã gom cả đời và đã đóng thuế rồi.
Thứ ba: Việc đánh thuế lãi tiền gửi tiết kiệm vô hình trung đã đẩy các tiểu thương rời xa việc thanh toán tiền qua ngân hàng mà chúng ta vận động bấy lâu nay. Theo tôi được biết các tiểu thương ở chợ lớn họ rất ngại thanh toán qua ngân hàng.
Thứ tư: Đề xuất này nếu thực hiện sẽ có dòng tiền chảy ngầm song song với ngân hàng. Người dân sẽ không mặn mà với việc gửi tiền tiết kiệm, họ sẽ chuyển sang một kênh đầu tư khác như mua vàng, tiền đô...
Đề xuất đánh thuế thu nhập từ lãi tiết kiệm (với những khoản lãi lớn, hàng trăm triệu đồng) vừa được Luật sư Trương Thanh Đức (Công ty Luật Basico) đưa ra tại Hội thảo lấy ý kiến sửa 5 Luật Thuế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Theo quy định hiện nay, mức thuế khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân (tính theo năm) là 108 triệu đồng. Như vậy, nếu một khoản lãi từ tiền gửi tiết kiệm của một cá nhân tới hơn 200 triệu đồng, theo Luật sư Trương Thanh Đức, cần phải vào diện nộp thuế. |
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.