Biết rõ những ưu điểm và nhược điểm dưới đây, nhiều người làm văn phòng sẽ có những cân nhắc riêng cho mình.
Điểm mạnh
Thứ nhất là về công nghệ thông tin. Dĩ nhiên, đây chính là điểm mạnh của dân văn phòng so với người khác khi ra nhập thị trường. Do yêu cầu của công việc, đa số thời gian họ đều làm việc trên máy tính. Họ có thể tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ mình định làm tốt và kỹ hơn.
Dân văn phòng nhiều người còn có kỹ năng marketing, SEO, PR, đồ họa nên rất hữu dụng trong việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình.
Thứ hai chính là các mối quan hệ. Do môi trường làm việc, họ có các đồng nghiệp, khách hàng, đối tác... Và cũng do sử dụng internet thường xuyên nên họ có thể kết nối bạn bè cũ, mới dễ dàng khiến nguồn khách hàng sẵn có và tiềm năng của họ phong phú hơn.
Thứ ba là kỹ năng giao tiếp. Do tiếp xúc trong môi trường công sở cần phải khéo léo, nhẹ nhàng nên họ dễ lấy được tình cảm của khách hàng. Ngoài ra, anh nào là dân bán hàng chuyên nghiệp (sale) còn có kỹ năng 3D (dẫn dắt, dụ dỗ, dọa dẫm) để đạt được hợp đồng cung cấp hàng trước hàng trăm đối thủ.
Thứ tư, có định hướng. Một khi định gia nhập thị trường thì họ đã có kế hoạch rõ ràng, cân nhắc cái được cái mất, mức độ khả thi, phân tích SWOT chán chê mê mải thì mới bắt tay vào làm. Vậy nên, người nào đã có ý định làm cái gì thì thường nắm chắc phần thắng.
Điểm yếu
Trước tiên là kinh nghiệm thị trường. Dù sao thì môi trường công sở vẫn ôn hòa hơn môi trường bên ngoài rất nhiều. Nếu bạn vẫn có lối suy nghĩ theo kiểu công chức khi ra làm ngoài thì bạn dễ bị sốc. Thị trường như một bộ máy lọc máu trong cơ thể con người, chằng chịt các kiểu quan hệ. Vận nên, nếu không nhạy cảm bạn dễ bị chảy máu dòng tiền.
Sau đó, là chủ quan khi đánh giá thị trường. Dù bạn đã làm hàng chục bản phân tích SWOT thì thực tế vẫn khác xa so với tưởng tượng của bạn. Bạn nghĩ rằng sản phẩm, dịch vụ của mình sẽ có hướng phát triển như thế này, hướng đến khách hàng này… nhưng khách hàng không chơi theo luật bạn muốn chơi, họ có ý định khác về sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.
Cuối cùng là bạn dễ bị sốc với các mặt trái của thị trường. Khách hàng tìm kiếm nhà cung cấp mới giá rẻ hơn, khách hàng góp ý về sản phẩm, dịch vụ của bạn với vẻ không thiện chí, khách hàng tham khảo đơn giá chỗ bạn rồi đi đặt hàng chỗ khác… Trước những rủi ro đó, dân văn phòng dễ nảy sinh tâm lý chán nản và bỏ cuộc.
>> Xem thêm: Nhật ký thất nghiệp- cú shock đầu tiên
Đang có thu nhập vài chục triệu đồng một tháng, chồng tôi bỗng dưng tay trắng. |
Chia sẻ bài viết của bạn về cuộc sống, xã hội tại đây.