Người gửi: Đỗ Xuân Hiệp, 203.160.1.37
Gửi tới: Ban Khoa học
Tiêu đề: Thật đáng trân trọng và học tập
Tấm gương của những người như anh Hải, anh Danh thật đáng khâm phục. Các anh (nhất là anh Hải) chẳng cần lấy một cái danh hiệu nào (vì khi ban đầu thực hiện ý tưởng các anh đâu có nghĩ là phải đạt danh hiệu gì đâu). Ý nghĩ đáng trân trọng và học tập nhất của các anh chính là xuất phát từ tấm lòng và những suy nghĩ đáng quý: "Thấy bà con vất vả nhọc nhằn mà nảy sinh ra các sáng chế". Điều quan trọng hơn là câu hỏi phát sinh từ khi tôi đọc xong bài viết này: Liệu các sáng chế của các anh và rất nhiều người khác nữa trong "khối trí tuệ Việt Nam" có thể trở thành hiện thực được khi mà các sản phẩm trí tuệ đó làm ra chỉ để cho một bộ phận chúng ta nghe thấy, nhìn thấy, trầm trồ thán phục, rồi "cất vào kho" và chờ khi một cấp nào đó nhớ ra hay đủ thẩm quyền phê duyệt cho phép thử nghiệm ( nếu nó chưa kịp hỏng hay gặp các sự cố khác)?
Phải chăng, "chất xám" của đất nước chúng ta "chảy máu" ra ngoài còn "chưa đủ" mà phải có thêm hiện tượng "chảy máu trong" nữa, khi mà các tài năng còn trứng nước mà không có đất dụng võ để rèn giũa và phát triển phục vụ cho cộng đồng .
Người gửi: Hoa Ngoc ha, 58.186.24.114
Gửi tới: Ban Khoa học
Tiêu đề: Can tao moi dieu kien thuan loi cho Hai Lua phat trien tai nang.
Lâu nay, xu thế coi trọng bằng cấp quá nặng nề. Thực tế đã chứng minh rất nhiều thiên tài là do bẩm sinh mà có như Edison, Faraday, Bill Gate...., những người này đâu có bằng cấp gì nhưng sự nghiệp khoa học của họ thì thật khó ai sánh bằng.
Ở Việt Nam cũng có những 'thiên tài bẩm sinh' như anh Tâm làm ra máy cấy lúa, "Thần đèn" Nguyễn Cẩm Lũy... Trường hợp như Hai lúa đây dám làm cả máy bay bằng sự đam mê riêng của mình thiết nghĩ cũng là một hiện tượng bẩm sinh cần được hỗ trợ các điều kiện thuận lợi để anh phát triển tài năng của mình.
Người gửi: hoang bao thoa, 58.11.49.51
Gửi tới: Ban Khoa học
Tiêu đề: Ung ho "Hai lua"
Tôi là một sinh viên Việt Nam hiện đang học thạc sĩ ở nước ngoài. Tôi thường xuyên theo dõi thông tin trong nước qua trang web vnexpress.net. Tôi rất mừng khi biết Việt Nam có một "Hai lúa sản xuất máy bay". Tôi chợt nhớ đến Boeing, người giúp nước Mỹ có một tập đoàn sản xuất máy bay lớn nhất thế giới nhờ niềm đam mê máy bay khi ông đang là thợ mộc. Tôi không dám so sánh nhưng đây quả thật là một dấu hiệu đáng mừng về sức sáng tạo. Tôi hy vọng các cơ quan chức năng tạo điều kiện về mặt pháp lý và thậm chí đầu tư cơ sở vật chất cho "Hai lúa" có điều kiện tốt nhất để phát huy các sáng tạo của mình.
Người gửi: Hoàng Tuấn Hiệp, 58.187.3.202
Gửi tới: Ban Khoa học
Tiêu đề: Cảm phục và đề nghị
Đọc bài về Hai lúa (anh Hải) chế tạo máy bay tôi vô cùng cảm phục sự đam mê và tính sáng tạo thực dụng của anh. Thiết nghĩ, đất nước ta hiện có bao nhiêu cơ quan nghiên cứu về động cơ nói chung và máy nông nghiệp nói riêng với rất nhiều nhà khoa học được đào tạo chính quy mà không làm được cái việc "cỏn con" như anh Hải, tôi mạnh dạn có một số ý kiến đề xuất như sau:
- Nhà nước nên phong cho anh một chức danh khoa học dù là danh dự.
- Một viện nào đó, ví dụ: viện máy nông nghiệp hay viện cơ điện và công nghệ sau thu hoạch... nên mời (tuyển) anh Hải chính thức là cán bộ của cơ quan và trả lương xứng đáng để anh hải có điều kiện hợp tác với các nhà "lý thuyết" sáng chế ra nhiều loại máy móc có tính ứng dụng cao, rẻ tiền góp phần phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Người gửi: HOANG-CONG-LUONG, 212.195.61.189
Gửi tới: Ban Khoa học
Tiêu đề: RAT KHUYEN KHICH VA HOAN HO SANG KIEN CUA ANH
Tôi nhận được tin các anh chịu khó sáng tạo ra những công trình khoa học trong những điều kiện khó khăn, tôi rất hoan nghênh và nhiệt liệt ủng hộ các anh tiếp tục các công trình đó. Tôi và những anh em làm nghiên cứu khoa học ở nước ngoài rất hưởng ứng những công việc này, hầu giúp đỡ những người dân làm ăn bớt nhọc nhằn hơn.
Giáo sư - tiến sĩ - kỹ sư Hoàng Công Lương, Pháp.
Người gửi: lananh, 80.94169.139
Gửi tới: Ban Khoa học
Tiêu đề: Nông dân Việt Nam.
Trong chiến tranh, họ là những người dũng cảm, gan dạ, đảm đang và ngày nay họ cũng thể hiện đầy đủ những yếu tố như vậy. Tôi đã được biết rất nhiều nông dân Việt Nam chế tạo rất nhiều loại máy móc khác nhau phục phụ nông nghiệp. Thực sự tôi rất cảm phục về họ - nhiều lúc tôi đặt ra câu hỏi học nhiều có hết bằng này bằng nọ, không biết sau này có làm được gì không? Nghĩ mà thấy xấu hổ trước những anh Hai Lúa. Qua đây chúng ta phải tự hỏi tại sao những người được đào tạo bài bản, có đầy đủ trang thiết bị lại không thể làm được những điều như anh Hai Lúa. Phải chăng khoa học, kỹ thuật của chúng ta quá xa rời thực tiễn? "Học phải đi đôi với hành".
Người gửi: Lê Sỹ Thao, 203.160.1.37
Gửi tới: Ban Khoa học
Tiêu đề: Dau tu, Dau tu. . .
Tôi mới đọc tin này nhưng thực sự tôi bị cuốn hút.
Thứ nhất: Khẳng định anh Hải là người có tư duy sáng tạo cao, có tài.
Thứ hai: Không nhất thiết đầu tư để chế tạo máy bay mà có thể đầu tư các loại máy móc khác. Bước đầu ứng dụng rộng rãi. Tham gia các giải thưởng sáng tạo trong và ngoài nước.
Thứ ba: Ở nước ta những người làm thì ít nói thì nhiều. Nói là làm được nhưng chẳng có sản phẩm nào cả.
Thứ tư: Con người có những khả năng đặc biệt mà chúng ta không thể đánh giá hết.
Tôi hy vọng anh sẽ được đầu tư thực sự.